xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lúa, cá tra vẫn gặp khó

Bài và ảnh: THỐT NỐT

Lúa gạo và cá tra là 2 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ĐBSCL nhưng hiện nay đang tiếp tục gặp khó khăn cả trong sản xuất và xuất khẩu

Theo dự báo của các cơ quan chuyên môn, trong năm 2013 tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra vẫn đứng trước thách thức về vốn và nhu cầu tiêu thụ trên thị trường thế giới. Trong khi đó, việc xuất khẩu gạo cũng không mấy sáng sủa do bị cạnh tranh từ  Thái Lan, Ấn Độ, Myanmar và Pakistan.

Cá tra “mắc cạn”

Bộ Công Thương cho biết trong năm 2012, Việt Nam xuất khẩu cá tra sang 142 thị trường, tăng 6 thị trường so với năm 2011. Tuy nhiên, tổng giá trị xuất khẩu lại giảm 3,4% so với cùng kỳ. Trong đó, EU và Mỹ vẫn là thị trường tiêu thụ chính, chiếm đến 45% tổng sản lượng xuất khẩu. Hiện giá cá tra nguyên liệu trong nước đang dao động 19.000  - 22.000 đồng/kg. Với mức giá này, người nuôi cá lỗ 1.000  - 3.000 đồng/kg. 
 
img
Nông dân ĐBSCL thu hoạch cá tra  

Trong năm 2013, do hậu quả từ khủng hoảng kinh tế ở châu Âu nên người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, trong khi nhà nhập khẩu chỉ mua vừa đủ khối lượng cá tra để bán trong năm và không còn dự trữ như những năm trước. Thị trường Mỹ cũng không mấy khả quan do nền kinh tế nước này phục hồi chậm và nguồn cá dự trữ đang có dấu hiệu dư thừa. Trong khi đó, các thị trường tiềm năng như Nga, Brazil và Colombia (chiếm khoảng 10% tổng giá trị xuất khẩu cá tra) cũng bắt đầu giảm sút trong nhiều tháng gần đây.

Cũng theo Bộ Công Thương, trong năm qua, cá tra bị mất giá trị thực trên thị trường do chịu sự cạnh tranh không lành mạnh trong nội bộ và mất cân đối trong mối quan hệ cung cầu. Ngoài ra, do các địa phương thiếu quan tâm quy hoạch vùng nuôi nên để cho nghề nuôi cá tra phát triển một cách tự phát và làm cho sản lượng vượt quá quy mô thị trường.

Ông Lê Minh Hoan, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, đề nghị: “Cần xử lý nghiêm các doanh nghiệp xuất khẩu không bảo đảm chất lượng để giữ uy tín cho ngành sản xuất cá tra. Chính phủ nên có chính sách hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp và người nuôi cá với lãi suất khoảng 8%/năm”.

Lúa gạo chịu áp lực tồn kho

Theo Bộ NN-PTNT, tổng sản lượng lúa trong năm 2013 ước đạt gần 44 triệu tấn. Sau khi trừ đi phần tiêu thụ trong nước, lúa vẫn còn khoảng 16 triệu tấn (tương đương 8 triệu tấn gạo) cho xuất khẩu, chưa kể số gạo gối đầu từ năm 2012 chuyển sang là 637.000 tấn.

Theo dự báo của Bộ Công Thương, hiện Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam và sẽ nhập khẩu khoảng 2,2 triệu tấn trong cả năm 2013. Trong khi đó, tổng sản lượng lúa do Indonesia tự sản xuất đã lên đến 69 triệu tấn và tăng khoảng 5% so với cùng kỳ. Do đó, Indonesia chỉ nhập khẩu khoảng 1,5 triệu tấn gạo trong năm cho dù trước đó Chính phủ nước này  tuyên bố sẽ không mua thêm gạo từ bất cứ nhà cung cấp nào trên thế giới. Khó khăn lớn nhất đối với gạo Việt Nam trong năm nay chính là việc Philippines tuyên bố chỉ nhập khẩu 150.000  - 200.000 tấn. Nước này hiện đang thực hiện chính sách tự cung tự cấp bằng cách mở rộng diện tích trồng trọt cũng như tăng năng suất.  

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết sau 7 ngày triển khai mua tạm trữ, giá lúa ở ĐBSCL tăng nhẹ so với đầu vụ. Cụ thể, lúa thường IR 50404 có giá 4.350  - 4.400 đồng/kg, lúa chất lượng cao 4.600 - 4.900 đồng/kg và lúa thơm là 5.200 - 5.300 đồng/kg. Hiện có 119 đơn vị được phân bổ chỉ tiêu thu mua tạm trữ gạo theo quyết định của Thủ tướng.

Tuy nhiên, lãnh đạo các tỉnh, thành ĐBSCL cho rằng việc phân bổ chỉ tiêu mua tạm trữ hiện nay còn hạn chế và chưa tương xứng với sản lượng lúa của toàn vùng. Các địa phương đề xuất cần phải điều chỉnh thời điểm thu mua tạm trữ vì khi kế hoạch được ban hành thì có tỉnh đã thu hoạch được 60% diện tích. Cùng với đó là điều chỉnh giá sàn thu mua lúa ở từng địa phương một cách hợp lý theo hướng có lợi cho nông dân.
 

Dồn sức tìm cơ chế tháo gỡ

Phát biểu chỉ đạo trong hội nghị “Giải pháp tiêu thụ lúa gạo, thủy sản ĐBSCL” vào sáng 27-2 tại Đồng Tháp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu ngành ngân hàng cần tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đẩy nhanh công tác thu mua lúa tạm trữ, theo hướng nâng giá bảo đảm cho nhà nông có lãi. Bộ NN-PTNT phối hợp với các địa phương cơ cấu lại giống lúa phù hợp với nhu cầu của thị trường, trên cơ sở tăng diện tích lúa chất lượng cao. Về cá tra, dự báo tình hình tiêu thụ trong năm nay không thuận lợi nên các cấp, ngành cần tìm ra cơ chế tháo gỡ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo