xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chính sách nửa vời!

TRƯỜNG HOÀNG - PHAN ANH

Sau 4 năm thực hiện, chính sách bảo hiểm thất nghiệp chỉ mới dừng lại ở việc chi trả trợ cấp thất nghiệp chứ chưa giúp người thất nghiệp quay trở lại thị trường lao động

Tại hội thảo “Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN): Thực trạng và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam” do Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức sáng 1-3 ở TPHCM, nhiều đại biểu cho rằng mục tiêu của chính sách BHTN là góp phần bảo đảm an sinh xã hội, bù đắp một phần thu nhập, đồng thời hỗ trợ người lao động (NLĐ) thất nghiệp học nghề, tìm việc mới phù hợp để sớm trở lại thị trường lao động. Tuy nhiên, sau 4 năm thực hiện, BHTN chủ yếu là chi trả trợ cấp thất nghiệp, còn chi trả cho việc hỗ trợ học nghề chiếm tỉ lệ thấp, hiệu quả còn hạn chế.

img
Người lao động đăng ký thất nghiệp tại TPHCM. Ảnh: PHAN ANH

Chính sách không phù hợp

Theo ông Nguyễn Đại Đồng, Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB-XH), số người thất nghiệp được hỗ trợ học nghề có tăng lên hằng năm nhưng vẫn còn chiếm tỉ lệ rất thấp so với số người đăng ký thất nghiệp. Năm 2010, số người được hỗ trợ học nghề chiếm 0,17%, năm 2011 là 0,36% và năm 2012 là 1,13%. Bà Đỗ Thị Xuân Phương, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, cho biết việc chi hỗ trợ học nghề chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng chi BHTN.
 
Năm 2010 là 202 triệu đồng (chiếm 0,033%), năm  2011 là 629 triệu đồng (0,05%) và năm 2012 là 2,4 tỉ đồng. “NLĐ có tâm lý chú trọng đến khoản trợ cấp thất nghiệp mà không quan tâm đến học nghề” - bà Đỗ Thị Xuân Phương đánh giá.

Về vấn đề này, theo ông Cao Văn Sang, Giám đốc BHXH TPHCM, không phải NLĐ hờ hững với việc học nghề mà là do chính sách dạy nghề cho người thất nghiệp chưa phù hợp. Ông Sang dẫn chứng: “Đơn cử như việc trước khi thất nghiệp, NLĐ đã có tay nghề may thành thạo thì không lẽ lại đi học may tiếp sau khi thất nghiệp?”.

Ông Nguyễn Đại Đồng cũng thừa nhận mức hỗ trợ học nghề thấp cộng thêm thời gian ngắn đã gây nhiều khó khăn cho NLĐ, dẫn đến tình trạng NLĐ không mặn mà với việc học nghề.

Cần mở rộng đối tượng

BHTN chưa vươn tới nhiều đối tượng cũng là vấn đề được nhiều đại biểu đề cập. Bà Ngô Thị Loan, điều phối viên quốc gia về BHTN của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam, đánh giá các chương trình bảo hiểm tại Việt Nam thường không vươn tới được nhóm lao động làm việc trong khu vực phi chính thức; không có chương trình nào đáp ứng yêu cầu của tất cả NLĐ. Theo bà Loan, cần linh hoạt đưa các nhóm dễ bị tổn thương như lao động thời vụ, lao động giúp việc gia đình, người tìm việc lần đầu... vào phạm vi điều chỉnh.

Bà Loan cũng gợi ý cho chính sách BHTN tại Việt Nam, như: nên mở rộng phạm vi bao phủ gồm cả lao động với hợp đồng lao động dưới 12 tháng và người sử dụng lao động có số lao động dưới 10 người; xem xét lại chính sách đối với nhóm chủ động nghỉ việc; tăng cường tương tác giữa trợ cấp thất nghiệp và các dịch vụ việc làm; mở rộng khái niệm về mức lương đóng BHTN...

Bên cạnh đề xuất tăng cường các cơ chế phòng ngừa lạm dụng quỹ, thanh tra và kiểm tra, bà Loan lưu ý cần cân nhắc thiết kế một số chương trình, chế độ đặc biệt cho một số nhóm ngành lao động đặc thù như nông dân và ngư dân, lao động cao tuổi, lao động thời vụ…

Có hiện tượng trục lợi bảo hiểm thất nghiệp

Tại hội thảo, trước ý kiến của nhiều đại biểu về việc có hay không hiện tượng NLĐ trục lợi BHTN, ông Nguyễn Đại Đồng thừa nhận qua kiểm tra ở nhiều địa phương, phát hiện có hiện tượng trên nhưng không nhiều. “Bất kỳ chính sách nào được áp dụng thì cũng có kẽ hở. Mà có kẽ hở thì sẽ có người lợi dụng để trục lợi” - ông Nguyễn Đại Đồng nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo