xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ga metro cạnh hồ Gươm: Phải nghiên cứu kỹ

THẾ KHA - NGUYỄN QUANG

Trong khi nhà quản lý nói việc đặt lối lên của tuyến metro gần hồ Gươm - Hà Nội là cần thiết và hợp lý thì giới nghiên cứu khoa học lại phản bác

Như Báo Người Lao Động ngày 26-2 đã thông tin, UBNDTP Hà Nội vừa chấp thuận kiến nghị về quy hoạch địa điểm xây dựng ga metro C9 ngay sát hồ Gươm.

Ông Dương Đức Tuấn, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội, cho biết trước đây có 3 phương án về vị trí ga metro trên đường Đinh Tiên Hoàng. Tuy nhiên, đến tháng 10-2012, Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội báo cáo quá trình lựa chọn đã điều chỉnh địa điểm quy hoạch ga C9 từ vị trí đặt tại vườn hoa trước đền Ngọc Sơn, gần khu vực đền Bà Kiệu sang địa điểm quy hoạch trước khu đất của Tổng Công ty Điện lực Hà Nội (EVN Hà Nội).
 
img
Hồ Gươm. Ảnh: Pháp luật TPHCM


Không ảnh hưởng

Ông Tuấn cho rằng vị trí ga C9 đã được tính toán kỹ về việc giảm thiểu tác động và bảo tồn khu vực di tích của hồ Gươm (Tháp Bút và đền Bà Kiệu). Mặt khác, khu vực đó sẽ giúp hành khách tiếp cận thuận tiện hơn tới vườn hoa Lý Thái Tổ, Bưu điện Hà Nội và khu phố thương mại Tràng Tiền.

TS Khuất Việt Hùng, Trường ĐH GTVT Hà Nội, cho rằng việc đặt ga metro ở gần hồ Gươm phù hợp với mục tiêu giúp người dân dễ dàng tiếp cận. Trong bán kính của nhà ga có những trung tâm về du lịch, văn hóa, kinh tế sẽ giúp nhiều người dân muốn tới. Vào những ngày lễ lớn, việc ra vào khu vực hồ Gươm vốn rất hạn chế phương tiện trên đường bộ nên khi đó, ga metro sẽ thể hiện được vai trò quan trọng. Việc xuất hiện metro và có ga ở khu vực nêu trên còn giúp hạn chế phương tiện giao thông cá nhân lưu thông tới khu vực này, tránh ách tắc, nguy hiểm và ảnh hưởng tới môi trường.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Văn Doanh, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam (Bộ GTVT), cho biết hồ Gươm là trung tâm Hà Nội. Việc xây dựng tuyến đường sắt số 2 đi qua khu vực hồ Gươm mà không đặt một ga nằm cạnh đó thì tính hiệu quả sẽ không cao và không tạo thuận lợi nhất cho người dân sử dụng dịch vụ của metro sau này.

Còn nhiều nơi phù hợp hơn

Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, nguyên giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội, cho rằng khu vực xung quanh hồ Gươm mang dáng dấp, hình thế của không gian tâm linh, lễ hội và là trung tâm hành chính, chính trị của thủ đô. Vì thế, việc đặt vị trí ga metro C9 tại đây cần nghiên cứu kỹ xem có hợp lý hay không.

Theo ông Nghiêm, không nên đưa ra 3 phương án rồi chọn một như Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội đã thực hiện, bởi chắc chắn còn những vị trí khác phù hợp hơn mà vẫn bảo đảm được cảnh quan hồ Gươm.

Theo TS Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nhà ga thường là điểm cuối hoặc nơi tụ lại của nhiều tuyến giao thông, kể cả nhiều tuyến tàu điện khác đi vào trung tâm, vì các ga tàu điện cũng như tuyến xe buýt đều có sự phối hợp với nhau. Nơi đó sẽ trở thành một đầu mối giao thông lớn, thậm chí nhiều tầng chứ không chỉ riêng một tầng. “Ga tàu điện ngầm bao giờ cũng liên kết với trung tâm thương mại ngầm để trước khi xuống tàu điện, người dân có thể mua được hàng hóa, giảm bớt thời gian lưu thông trên mặt đất” - ông Liêm nói. Ông cho rằng khu vực hồ Gươm là trái tim của cả nước nên việc này không thể để mình Hà Nội quyết định.

“Có một số khu vực rộng rãi hơn như ở quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, quảng trường Nhà hát Lớn, quảng trường Ngân hàng Nhà nước… Những nơi này tương đối rộng và cũng gần khu vực hồ Gươm, có thể nghiên cứu đặt ga metro” - ông Liêm tư vấn. Theo ông, trách nhiệm của những nhà quản lý là lưu giữ giá trị văn hóa, tâm linh của khu vực hồ Gươm, không thể để những công trình nhỏ ảnh hưởng lớn đến nơi này.
 

Vận chuyển khoảng 535.000 luợt hành khách/ngày

Tuyến đường sắt đô thị số 2 xuất phát từ khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra, quận Tây Hồ) theo đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài - Hoàng Quốc Việt - Hoàng Hoa Thám - Thụy Khuê - Phan Đình Phùng qua khu vực phố cổ (Hàng Giấy - Hàng Đường - Hàng Ngang - Hàng Đào) tới phố Đinh Tiên Hoàng - Hàng Bài và kết thúc ở đường Trần Hưng Đạo; tổng chiều dài 11,5 km, trong đó có 8,5 km ngầm và 3 km trên cao. Dự kiến năm 2017 sẽ có 4 toa tàu, sau đó sẽ tăng lên 6 toa với khối lượng vận chuyển khoảng 535.000 lượt hành khách/ngày. 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo