xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Rủi ro nhập siêu từ Trung Quốc

THANH NHÂN

Hàng trăm ngàn doanh nghiệp Việt Nam quá phụ thuộc vào nguyên liệu Trung Quốc, dẫn đến nhiều bất ổn

Nhiều năm nay, Trung Quốc (TQ) luôn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Năm 2012, nhập khẩu từ TQ chiếm 25,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. So với năm trước, nhập khẩu của Việt Nam từ TQ tăng 17,6%, cao gấp 2,5 lần tốc độ tăng của tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước. Hai tháng đầu năm nay, TQ tiếp tục dẫn đầu thị trường hàng hóa nhập khẩu sang Việt Nam với kim ngạch ước tính khoảng 4,8 tỉ USD, tăng 37,4% so với cùng kỳ năm trước.

Chủ yếu nhập hàng trung gian

Nhập siêu từ TQ đã kéo dài nhiều năm nay, nhất là từ năm 2007. Tỉ lệ nhập siêu từ TQ so với nhập siêu hàng hóa của Việt Nam ở mức 61,7% năm 2008 đã nhảy lên 154% trong năm 2010.
 
img
Mỹ phẩm bán trên thị trường phần lớn nhập từ Trung Quốc. Ảnh chụp tại một chợ ở TPHCM. Ảnh: HỒNG THÚY

Theo các chuyên gia kinh tế, không chỉ nguyên liệu của các ngành dệt may, da giày, linh kiện điện tử, máy móc thiết bị, phụ tùng…, những mặt hàng Việt Nam sản xuất được, kể cả hàng thế mạnh là nông sản cũng nhập số lượng lớn từ TQ.  Nguyên nhân của tình trạng nhập siêu từ TQ kéo dài nhiều năm là do năng lực sản xuất hàng tiêu dùng trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu, sức cạnh tranh yếu, hiệu quả đầu tư và năng suất lao động yếu… Quan trọng hơn, doanh nghiệp (DN) phải nhập đến 80% - 90% nguyên phụ liệu cho sản xuất và TQ là thị trường cung ứng dồi dào, giá rẻ.

Bên cạnh đó, một lý do không kém phần quan trọng khiến nhập siêu từ TQ tăng mạnh trong những năm gần đây là do các nhà thầu nước này liên tục thắng các dự án tại Việt Nam. Riêng giai đoạn 2007-2010, TQ đã thắng thầu ít nhất 5 dự án với vốn đầu tư từ 450 triệu USD trở lên, trong đó có 2 dự án vốn trên 2 tỉ USD. Các gói thầu đều thực hiện theo hình thức làm trọn gói từ khâu thiết kế, mua sắm thiết bị đến xây dựng, dẫn đến việc phải nhập khẩu thiết bị đầu vào của TQ nên càng đẩy kim ngạch nhập khẩu từ nước này tăng lên. 

Cũng theo các chuyên gia, Việt Nam đang đi ngược lại mục tiêu giảm nhập khẩu từ thị trường TQ. Hàng TQ vẫn bị đánh giá là chất lượng kém và máy móc thiết bị TQ nhập về Việt Nam không phải là công nghệ hiện đại.

Nhiều bất lợi

Mới đây, tại hội thảo “Đánh giá tổng thể tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO”, báo cáo của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương đã chỉ ra những rủi ro do hàng trăm ngàn DN Việt Nam phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ TQ. Hiện Việt Nam chủ yếu nhập hàng trung gian từ TQ, một phần sản xuất hàng xuất khẩu, một phần để sản xuất hàng tiêu dùng trong nước, không chỉ phụ thuộc về nguyên liệu đầu vào mà còn bị ảnh hưởng tác động bởi những vấn đề xã hội của nước láng giềng này.

Theo TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, trong ngắn hạn, khi năng lực cạnh tranh của ta còn yếu kém, công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển thì nhập siêu từ TQ là thực tế phải chấp nhận. Do TQ là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, DN không thể tự quyết mà còn tùy thuộc vào các chính sách vĩ mô, vấn đề truyền thông. Nhập siêu trong một nghĩa nào đó phản ánh quan hệ giữa tiết kiệm -đầu tư -tiêu dùng. Thời gian qua, Nhà nước đã có một số chính sách hỗ trợ thị trường, giúp DN trong nước nâng năng lực cạnh tranh, như thay đổi quy chế về đấu thầu theo hướng không chỉ nhìn vào giá mà nhìn cả đời dự án.

TS Thành cho rằng DN cũng phải thay đổi cách nhìn để chọn lựa nhà đầu tư: Trong ngắn hạn, giữa lựa chọn đầu vào ở địa điểm này với địa điểm khác không chỉ là vấn đề giá cả mà còn là công nghệ ấy lâu dài hay không, chi phí vận hành công nghệ ấy như thế nào, nguồn vốn đi với dự án là nguồn vốn gì; dự án sử dụng nguyên liệu nhiều hay ít, khả năng chất lượng đầu ra công nghệ như thế nào, vòng đời của công nghệ ra sao…

“Khi đã hội nhập thì phải mở cửa nhưng trong lĩnh vực dịch vụ, rất nhiều điều khoản không cam kết vẫn có thể tận dụng được các đối tác khác TQ. Song song đó là phát triển công nghiệp phụ trợ, hỗ trợ cho DN vừa và nhỏ dần dần lớn lên, tăng năng lực quản lý, điều hành, chuyển lợi thế cạnh tranh giá rẻ sang cạnh tranh về chất lượng” - ông Thành đề xuất.
 

Cơ hội xuất khẩu sang Trung Quốc

Mặc dù nhập siêu cực lớn từ TQ nhưng song song đó, nước này cũng là thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng cho Việt Nam. Thị trường TQ khổng lồ và đa dạng, đang phát triển nhanh, tầng lớp trung lưu rất lớn. Chính phủ TQ đang thay đổi chiến lược phát triển theo hướng dựa nhiều hơn vào nhu cầu trong nước. Năm 2012, tổng tiêu dùng của TQ chỉ mới chiếm 49% GDP. Năm 2015, tổng tiêu dùng của TQ sẽ tăng từ 49% lên 53%, tương đương 5.000 tỉ USD. Hàng hóa Việt Nam có nhiều cơ hội “chen” vào thị trường này. Biểu hiện là 2 năm trở lại đây, tốc độ tăng xuất khẩu của Việt Nam vào TQ nhanh hơn tốc độ nhập khẩu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo