xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dự án bauxite: Rút kinh nghiệm rồi sửa

THẾ DŨNG

Quy hoạch điều chỉnh các dự án bauxite nên dời đến đầu năm 2014. Trong thời gian Tân Rai chạy 100% công suất, bộ - ngành chức năng cùng Vinacomin tổ chức lấy ý kiến để có phương án chính xác

Bộ Công Thương đang xây dựng quy hoạch điều chỉnh dự án khai thác bauxite và dự kiến trình Chính phủ trong quý I. ThS Phạm Quang Tú, Phó Viện trưởng  Viện Tư vấn phát triển (CODE), nói quy hoạch điều chỉnh dự án bauxite phải được tiến hành trên cơ sở rút kinh nghiệm từ 2 nhà máy alumin Tân Rai và Nhân Cơ. Việc gấp gáp trình Thủ tướng Chính phủ để sau đó trình Bộ Chính trị dự án bauxite Tây Nguyên là sớm về mặt pháp lý cũng như đòi hỏi thực tiễn.

Nâng công suất Tân Rai, “đắp chiếu” Nhân Cơ

Ông Tú phân tích rằng với thực tiễn kinh tế thế giới cũng như trong nước khó khăn như hiện nay thì dự án Nhân Cơ nên tạm thời “đắp chiếu”, chưa nên hoàn thiện để đi vào sản xuất (đã thi công được 72/73 hạng mục). Còn đối với Nhà máy Tân Rai, Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) cần gấp rút nâng công suất lên 100% từ quý III để có cơ sở tính toán hiệu quả cũng như giá thành sản phẩm đến cửa nhà máy, từ đó mới rút ra kinh nghiệm cho việc quy hoạch điều chỉnh, còn mới chỉ sản xuất cầm chừng như hiện nay thì không phản ánh đúng thực chất.

img
Khai thác quặng tại dự án alumin Tân Rai (Lâm Đồng). Ảnh: PHẠM QUANG TÚ

Còn về khía cạnh pháp lý, điều chỉnh quy hoạch ngay sẽ trái với kết luận của Bộ Chính trị. Bởi tại Thông báo số 245-TB/TW kết luận của Bộ Chính trị về quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bauxite giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025 (ngày 24-4-2009) nêu rõ: “Trên cơ sở kết quả của 2 dự án (Tân Rai và Nhân Cơ), tổ chức rút kinh nghiệm để bổ sung, hoàn chỉnh quy hoạch và kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo”.

Về quy mô của quy hoạch điều chỉnh, ông Tú nói quy hoạch hiện hành rất đồ sộ, vì thế khi điều chỉnh chắc chắn phải thu hẹp, kể cả khi đất nước có nguồn lực, nhu cầu nhôm thế giới có tăng lên. Tuy nhiên, thu hẹp đến đâu cần căn cứ vào hiệu quả của Tân Rai, nếu không chỉ là “bốc thuốc mà chưa rõ bệnh”.

Ông Tú kiến nghị quy hoạch điều chỉnh nên dời đến đầu năm 2014. Trong thời gian Tân Rai chạy 100% công suất, bộ - ngành chức năng cùng Vinacomin tổ chức lấy ý kiến của giới chuyên môn, các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế để có phương án chính xác.

Dời nhà máy xuống sát biển?

Thông báo kết luận của Thủ tướng sau cuộc họp của Thường trực Chính phủ cùng các bộ, ngành, địa phương liên quan và Vinacomin về quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến quặng bauxite giai đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2030 (quy hoạch) cho thấy để quy hoạch có tính khả thi, đồng bộ với hệ thống kết cấu hạ tầng, bảo đảm hiệu quả tổng thể cả về kinh tế - xã hội, an ninh trật tự và bảo vệ môi trường, trong khi tiếp tục khẳng định mục tiêu lâu dài là xây dựng nền công nghiệp bauxite/nhôm, cần điều chỉnh một số mục tiêu cụ thể cho phù hợp yêu cầu thực tế.

Bám vào kết luận này, ông Phạm Quang Tú lưu ý vấn đề then chốt hiện nay là giải pháp nào cho Tân Rai và Nhân Cơ bởi cứ để như hiện nay, với quãng đường vận chuyển alumin trên 200 km thì chỉ có thua lỗ nặng. Có nhiều kịch bản khác nhau cho 2 nhà máy này song để chọn kịch bản nào thì Vinacomin phải ngồi lại với các nhà khoa học để tính toán phương án hiệu quả nhất.
 
Ông Tú thiên về phương án di dời cả Tân Rai và Nhân Cơ xuống sát biển (có thể là Bình Thuận) và vận chuyển quặng tinh bằng đường ống bởi việc đầu tư đã lỡ nên không thể “phủi tay” là xong mà phải đưa vào sản xuất có hiệu quả, dù có bỏ thêm chi phí khoảng 500 triệu USD làm đường ống chuyển quặng, cộng thêm chi phí di dời, hoàn thiện nhà máy (Nhân Cơ). “Tuy nhiên, vấn đề hệ trọng là Vinacomin cần minh bạch và công khai giá thành, hiệu quả của Nhân Cơ. Nếu quá lỗ thì rất khó có bài toán tiếp theo” - ông Tú nói.

Cẩn trọng khi sản xuất nhôm

Ông Phạm Quang Tú cho biết việc sản xuất nhôm từ alumin cho đến nay vẫn phải bám vào công nghệ Bayer đã được cải tiến nhưng đây là công nghệ rất tốn kém về điện. Do vậy, nếu Bộ Công Thương và Vinacomin có đưa ra phương án tiêu hao điện là 14.500 KWh/tấn nhôm, thậm chí kể cả 13.500 KWh/tấn nhôm thì chỉ có lãi khi giá điện đầu vào rẻ. Trong khi nước ta đang có nguy cơ thiếu điện và nguồn thủy điện về cơ bản đã khai thác hết.

Để có hiệu quả kinh tế thì phải tính toán kỹ lưỡng vì để sản xuất nhôm có lãi, giá điện chỉ là 35-40 cent/KWh, tương đương 850 đồng. Trong khi giá điện đã trên 1.000 đồng/KWh. Do vậy, nếu có sản xuất nhôm chỉ nên cân nhắc ở quy mô nhỏ và vừa.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo