- Phóng viên: Khác với những tác phẩm điện ảnh làm bằng kinh phí của Nhà nước, do các đơn vị sản xuất phim của Nhà nước thực hiện, thành công của những bộ phim làm bằng vốn xã hội hóa có doanh thu được công bố lên đến hàng chục tỉ đồng như vừa qua có gợi cho bà điều gì?
|
Một thập kỷ trước, điện ảnh gần như bị tẩy chay sau khi bị dòng phim mà dân gian gọi là “mì ăn liền” lấn át. Cuối những năm 1990 đến 2000, điện ảnh không có tác dụng với cuộc sống, nhiều rạp đóng cửa, đến nỗi có câu giễu: “Đông như chùa Bà Đanh, vắng tanh như rạp hát”. Phim “mì ăn liền” làm cho điện ảnh nghiệp dư hóa. Doanh thu cao của các bộ phim gần đây cho thấy sự đáng mừng vì đã thu hút được khán giả. Nhưng nhìn một cách công bằng, vấn đề chuẩn mực của tác phẩm còn nhiều điều để nói. Rất khó khẳng định cứ phim nào đông khách là có giá trị. Rõ ràng, lâu nay việc chạy theo thị hiếu đã dẫn đến những bộ phim giải trí như thế.
- Dù chưa có được những tác phẩm điện ảnh thật sự chất lượng nhưng điện ảnh đang trong thời điểm “mưa thuận gió hòa” và cần một cú hích về cơ chế chính sách của Nhà nước để phát triển, bà có nghĩ như vậy không?
Trong ảnh: Một cảnh diễn của Thanh Hằng trong phim Mỹ nhân kế (Ảnh do đoàn phim cung cấp)
Còn đối với mảng phim tác giả, nghệ thuật, đạo diễn trẻ, tài năng thì có quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh. Mục tiêu của nó khá rõ ràng, một là chọn và thưởng cho những tác phẩm có giá trị, khẳng định được những tiêu chí mà quỹ đề ra. Có thể khi làm phim, người làm không xin tiền của quỹ nhưng thấy phim hay chúng tôi sẽ thưởng. Hai là, những phim được Nhà nước lựa chọn đều qua phương thức đấu thầu.
- Như vậy, câu hỏi về sự tồn tại của hãng phim Nhà nước chắc chắn sẽ được đặt lên bàn của các nhà quản lý điện ảnh?
- Tất nhiên, tất cả những quy định đều phải theo luật, không thể theo cách phân chia kế hoạch. Các hãng này cũng còn nhiều thế mạnh về đội ngũ nghệ sĩ sáng tác có tay nghề, kinh nghiệm… và nếu không phát huy được thế mạnh của mình để làm phim chất lượng cao thì phải gặp khó thôi. Họ phải thức tỉnh, không thể trông chờ vào Nhà nước mà phải bắt nhịp được xu thế.
- Liệu với những chính sách này, điện ảnh Việt sẽ thay đổi một cách rõ ràng trong 5-10 năm tới?
Thực ra, cơ chế chỉ là một phần. Vấn đề là làm sao phát huy được tài năng. Điều này rất khó.
Không biết có phải là hụt hẫng của thế hệ không nhưng những thế hệ điện ảnh đi trước, điện ảnh thời đổi mới đã làm xong nhiệm vụ của mình. Bây giờ họ có quay trở lại cũng không phải là sung sức như xưa và bao nhiêu tâm lực cũng không còn. Còn với những người trẻ, cơ chế hiện nay đã khiến họ bị hút vào nhiều sự lựa chọn. Làm phim truyền hình có thu nhập ngay, còn theo đuổi một dự án điện ảnh phải kéo dài từ năm này sang năm khác. Tôi nghĩ điều quan trọng là phải kích động được lòng yêu nghề của các đạo diễn.
- Cục Điện ảnh đã kích động được ai?
- Cục cố gắng, như tạo được trại sáng tác tại LHP quốc tế Hà Nội vừa qua. Nếu chỉ có người Việt với nhau thì rất khó có sự ganh đua, khó khơi gợi được tự ái nghề nghiệp của họ. Phải có những người làm phim tên tuổi, những người làm phim hàng đầu đưa ra những khát khao nghề nghiệp thực sự với người làm điện ảnh thì mới có sự thay đổi. Phải có sự kết nối với những nền điện ảnh trong khu vực.
- Bà nhận xét gì về lớp đạo diễn hiện nay?
- Sự dốc lòng cho nghề nghiệp của họ đang thiếu vì họ phải làm những công việc khác. Thêm nữa, thực sự ngành điện ảnh không phải đơn thuần chỉ có kỹ thuật, những bộ phim hay thường xuất phát từ chính trái tim, từ con người. Nếu chỉ kỹ thuật không thôi, đạo diễn bây giờ quá giỏi nhưng để tìm ra một gương mặt nào đó theo kịp nền điện ảnh của Iran, Hàn Quốc hay chỉ là Thái Lan thôi thì đã quá hiếm.
-Vậy xem ra rất khó có sự thay đổi trong tương lai gần?
Chưa đầu tư cho phim lịch sử
- Kết quả giải Cánh diều tôn vinh một số phim đề tài lịch sử cổ trang như Thiên mệnh anh hùng, Thái sư Trần Thủ Độ, nhiều ý kiến đặt vấn đề Nhà nước nên có cơ chế chính sách, thậm chí đầu tư kinh phí phát triển dòng phim lịch sử. Lãnh đạo ngành điện ảnh đã có giải pháp gì cho vấn đề này?
- Riêng dòng phim này thì chưa có gì cụ thể. Lịch sử là một ô quan trọng nhưng để chính thức hóa, ví dụ năm nay đầu tư cho phim lịch sử thì chưa. Tôi có thể tiết lộ đã có 1 - 2 phim đề tài lịch sử được manh nha, mang đậm tính nhân bản. Còn với tư cách cá nhân, tôi rất chịu khó tìm nơi chắp nối cho những đề tài lịch sử. |
“Tôi không đồng ý với cách làm phim nghệ thuật thì cứ phải làm cho nó đen, chỉ đưa vào cái mặt trái của tác phẩm. Các đạo diễn Iran tìm được những khía cạnh nhân ái, lay động tâm can của khán giả cả thế giới. Đó là cái mình đang thiếu”.
Tiến sĩ NGÔ PHƯƠNG LAN |
Bình luận (0)