Ngày 14-3, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã công bố Báo cáo Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2012. Đây là báo cáo có nhiều nội dung gây bất ngờ nhất trong tổng số 8 bản báo cáo đã được công bố những năm gần đây.
Tại buổi công bố PCI ở Hà Nội sáng 14-3, lần đầu tiên không có địa phương nào được đánh giá có chất lượng điều hành xuất sắc
Bi quan
Đặc điểm nổi bật của PCI 2012 là các địa phương không có sự đột phá, sụt giảm chất lượng điều hành chung, còn các doanh nghiệp (DN) thì hiệu quả kinh doanh giảm sút và tỏ ra bi quan về triển vọng kinh doanh.
Đáng lưu ý, báo cáo PCI 2012 cho thấy tâm lý bi quan của cộng đồng DN tiếp tục tăng vì chỉ còn 33% DN được điều tra cho biết có lạc quan về môi trường đầu tư. “Đây là mức thấp kỷ lục từ trước đến nay vì trước khi Việt Nam gia nhập WTO, tỉ lệ DN lạc quan về môi trường đầu tư chiếm đến 76%” - ông Tuấn nhận định.
Hiệu quả kinh doanh của DN cũng sụt giảm chưa từng thấy. Trong số các tỉnh thuộc nhóm trung bình, chỉ có gần 60% DN báo lãi, 21% báo lỗ. Quy mô đầu tư và cả lao động của DN cũng giảm mạnh, chỉ có 6,5% tăng quy mô đầu tư và số DN tuyển thêm lao động chiếm 6,1%.
Tỉnh Đồng Tháp vươn lên dẫn đầu về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2012 nhờ những chính sách đột phá,
cách làm việc năng động. Trong ảnh: Giờ tan ca của công nhân tại KCN Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp Ảnh: NGỌC TRINH
42% doanh nghiệp phải chi hoa hồng
Tiếp cận đất đai, chi phí thời gian, tính năng động của chính quyền địa phương là các lĩnh vực có sụt giảm điểm số lớn so với năm trước. Chỉ có 36% DN tin tưởng được bồi thường thỏa đáng nếu bị thu hồi đất (giảm 5% so với năm 2007), 23,7% tin tưởng có thể khiếu nại lên cấp trên nếu cán bộ làm sai quy định Luật Đất đai.
Đồng Tháp số 1, Hà Nội rớt 17 bậc Trong bảng xếp hạng PCI 2012, Đồng Tháp vươn lên vị trí số 1, tăng 3 bậc so với năm 2011; An Giang đang tăng 19 bậc để vươn lên vị trí số 2; Lào Cao từ vị trí số 1 trong năm 2011 tụt xuống vị trí số 3. Hai đầu tàu kinh tế của cả nước là Hà Nội tụt 17 bậc, từ vị trí 34 xuống vị trí 51; TPHCM tăng được 7 bậc, từ vị trí 20 lên thứ 13. Hà Nội một lần nữa rớt hạng nhanh vì có 2 chỉ số thành phần là gia nhập thị trường và tính năng động chưa đạt điểm 3 (tính theo thang điểm 10), chỉ số tiếp cận đất đai cũng chỉ đạt 4,2 điểm - mức thấp trong cả nước. |
Năng động và ù lì Bức tranh PCI 2012 nhìn chung là đáng lo ngại. Chất lượng điều hành của cấp tỉnh bị các DN chấm điểm giảm sút rõ rệt: từ 59,15 còn 56,2 điểm. Các DN đều cho rằng sự năng động của các tỉnh giảm sút và chỉ số PCI giảm thì số DN có lãi cũng giảm, còn số DN thua lỗ thì tăng vọt. So sánh giữa năm 2011 và 2012, các chỉ số PCI cho thấy nhiều điểm bị thụt lùi đáng kể như thiết chế pháp lý, chi phí thời gian và hỗ trợ DN. Điều đáng suy nghĩ nữa là khoảng cách giữa tỉnh đứng đầu và tỉnh ở vị trí cuối ngày càng xa nhau hơn: Cùng một khung luật pháp nhưng điểm số về tiếp cận đất đai của Kiên Giang là 8,84, cao gấp đôi Hà Nội - đứng cuối bảng về chỉ số này với 4,20 điểm. Điều này hoàn toàn phù hợp với phản ánh của các DN tại Hà Nội qua các kênh đối thoại khác. Trong khi tính năng động của Đồng Tháp đạt 7,17 điểm thì Nam Định chỉ đạt 1,39 điểm, một điểm số thấp đáng kinh ngạc! Người đọc tự hỏi những cuộc giao lưu, thăm viếng tốn kém đã đem lại kết quả thực tế nào không mà những điểm số thì cách biệt đến như vậy. Điểm đáng mừng là chỉ số PCI 2012 đã cho thấy sự vươn lên mạnh mẽ của 2 tỉnh là Đồng Tháp và An Giang, xứng đáng với vị trí 1 và 2. Bất ngờ là phần lớn các tỉnh ĐBSCL đều ở vị trí đầu bảng. Trong 14 tỉnh, TP thuộc nhóm “tốt”, có 11 tỉnh, TP ở miền Tây và Đông Nam Bộ. Đó là sự công nhận xứng đáng cho sự năng động của các địa phương này. Hy vọng báo cáo PCI 2012 sẽ thúc đẩy các tỉnh ĐBSCL tiếp tục vươn lên mạnh mẽ hơn nữa và những tỉnh, TP xếp hạng thấp sẽ tự xét mình nghiêm túc để cải thiện và phát triển. Lê Đăng Doanh |
Bình luận (0)