xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cho vay mua nhà lãi suất 6%/năm

THÁI PHƯƠNG

Ngân hàng Nhà nước sẽ bơm 30.000 tỉ đồng hỗ trợ cho vay thuê, mua nhà ở với lãi suất 6%/năm trong 3 năm đầu tiên

Ngân hàng (NH) Nhà nước vừa công bố dự thảo thông tư quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Đối tượng được vay gồm người mua, thuê nhà và cả doanh nghiệp (DN) là chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở thương mại được chuyển đổi công năng sang dự án nhà ở xã hội. Lãi suất cho vay chỉ 6%/năm trong 3 năm đầu tính từ ngày 15-4-2013.

img
Đối với nhà ở thương mại, vốn ưu đãi chỉ dành cho nhà có diện tích nhỏ hơn 70 m2,
giá bán dưới 15 triệu đồng/m2. Ảnh: HỒNG THÚY

Đối tượng vay: Doanh nghiệp và người mua, thuê

Theo dự thảo, các đối tượng được vay vốn ưu đãi gồm đối tượng thu nhập thấp, cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang vay để thuê, mua nhà ở xã hội. Người có thu nhập thấp, cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang vay để thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2. DN là chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở thương mại được chuyển đổi công năng sang dự án nhà ở xã hội, theo thông báo của Bộ Xây dựng.

Năm NH thương mại Nhà nước, NH cổ phần mà Nhà nước chiếm cổ phần chi phối gồm BIDV, Vietcombank, VietinBank, Agribank và MHB được chỉ đạo dành một lượng vốn tối thiểu 3% tổng dư nợ cho vay tại thời điểm cuối năm trước để cho vay với lãi suất và thời hạn phù hợp. NH Nhà nước sẽ hỗ trợ một phần nguồn vốn cho các NH cho vay, tối đa là 30.000 tỉ đồng thông qua hình thức tái cấp vốn với lãi suất thấp hơn 1,5%/năm lãi suất NH thương mại cho khách hàng vay.

Cụ thể, lãi suất cho vay của NH thương mại đối với khách hàng là 6%/năm trong vòng 3 năm kể từ ngày thông tư có hiệu lực (dự kiến ngày 15-4-2013). Sau thời gian này, NH Nhà nước sẽ công bố mức lãi suất cho vay phù hợp để tiếp tục hỗ trợ khách hàng đã vay vốn. Thời gian cho vay đối với khách hàng cá nhân là 10 năm và khách hàng DN là 5 năm nhưng không vượt quá thời điểm 15-4-2023. Khách hàng cá nhân vay để thuê, mua nhà ở thì số tiền vay tối đa là 80% phương án vay và tối đa 70% đối với DN.

Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành, nhận xét: “Đây là thông tin tốt cho thị trường, nhất là với những người có nhu cầu mua nhà ở thật sự. Lãi suất 6%/năm trong 3 năm đầu có thể xem là mức hợp lý”. Chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong cho rằng việc NH Nhà nước tái cấp vốn cho các NH thương mại để có nguồn vốn giá rẻ cho người mua nhà có nhu cầu thực sự, theo Nghị quyết 02 của Chính phủ là phù hợp, góp phần hỗ trợ thị trường bất động sản (BĐS) đang gặp nhiều khó khăn.

Có phải nhằm giải cứu DN BĐS?

Tuy nhiên, điều khiến nhiều người băn khoăn là việc hỗ trợ DN là chủ đầu tư các dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở thương mại chuyển đổi công năng sang nhà ở xã hội vay vốn với lãi suất cũng chỉ 6%/năm trong 3 năm, thời hạn 5 năm. Phải chăng NH Nhà nước và Bộ Xây dựng đang bơm tiền cứu DN BĐS?

Ông Nguyễn Văn Đực nhận định: “Cho DN vay để đầu tư dự án là cả vấn đề, cần tránh lợi ích nhóm bởi bài học bơm tiền kích cầu năm 2009 vẫn còn. Dòng vốn tín dụng có đến tay người cần thật sự và DN sau khi vay vốn có đầu tư xây dựng nhà ở xã hội hay dùng tiền vào việc trả nợ NH, đảo nợ, đầu tư cái khác?...”. Vì vậy, theo ông Đực, chỉ nên cho người mua, thuê nhà vay với lãi suất ưu đãi 6%/năm bởi khách hàng vay tiền mua nhà cũng là hình thức gián tiếp bơm tiền cho DN. 

Chuyên gia tài chính NH, TS Nguyễn Trí Hiếu, phân tích: Hiện nay, lãi suất cho vay khoảng 10%/năm đã là mức ưu đãi đối với các DN. Nay đột ngột DN BĐS được vay xây dựng dự án với lãi suất chỉ 6%/năm là quá ưu đãi. Lúc này, DN nào cũng muốn vay sẽ tạo nên sự cạnh tranh và khó tránh những ưu tiên quá mức. Vì vậy, cần có sự công bằng cho các DN khác.

Theo TS Nguyễn Minh Phong, nếu cấp vốn cho DN BĐS, cần cơ cấu rõ tỉ lệ nguồn vốn cho từng nhóm đối tượng để chính sách đem lại hiệu quả. Để tránh việc lạm dụng chính sách hỗ trợ của Nhà nước, cần có quy chế, quy định công khai rõ ràng để người dân theo dõi, giám sát và cần công khai dự án BĐS nào được hỗ trợ vốn, xây dựng từ nguồn vốn lãi suất thấp... “Người dân vay vốn NH sẽ không có “lại quả”  nhưng với DN thì khó tránh nên việc kiểm soát là rất quan trọng” - ông Phong lo ngại.

Vấn đề là kiểm soát dòng tiền

Trong bản tin cập nhật kinh tế vĩ mô quý I/2013, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng phá băng BĐS có thể làm giảm nợ xấu, giảm hàng tồn kho và kích thích nền kinh tế tăng trưởng nhưng tiền dùng để cứu BĐS lấy từ nguồn nào, làm sao kiểm soát dòng tiền không chảy vào nhóm lợi ích, các DN sân sau, thân quen? Việc trả lời câu hỏi này một cách công khai sẽ làm cho người dân, nhà đầu tư tin tưởng vào chính sách. Với quy mô hiện nay của nợ xấu BĐS, Nhà nước không nên chấp nhận giải cứu vì điều này càng làm cho các DN tiếp tục kinh doanh liều mạng vì “lãi bỏ túi, lỗ sẽ có Nhà nước”, tạo ra mầm mống cho các cuộc khủng hoảng nợ xấu trong tương lai.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo