xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mỹ “dị ứng” với hiệp ước vũ khí

HOÀNG PHƯƠNG

Một khi ra đời, hiệp ước sẽ điều chỉnh việc mua bán mọi loại vũ khí thông thường trên thị trường toàn cầu có giá trị khoảng 70 tỉ USD/năm

Đại diện của khoảng 150 nước đã tập trung tại New York - Mỹ từ ngày 18 đến 28-3 để tham gia vòng đàm phán cuối cùng về một hiệp ước mang tính ràng buộc nhằm điều chỉnh hoạt động mua bán vũ khí thông thường trên toàn cầu.
 
Những người ủng hộ cho rằng một hiệp ước như thế của Liên Hiệp Quốc là cần thiết trong bối cảnh cứ mỗi phút thì thế giới lại có 1 người tử vong vì bạo lực súng đạn.  Ngoài ra, họ cho rằng hiệp ước sẽ giúp kiểm soát được dòng chảy vũ khí và đạn mà họ lo ngại sẽ giúp kích động chiến tranh, những hành động tàn bạo và vi phạm nhân quyền. 
 
img
Một cuộc triển lãm vũ khí ở Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất hồi tháng 2-2013
Ảnh: TÂN HOA XÃ
 
Vòng đàm phán trước đó đã thất bại vào tháng 7-2012 vì một số nước như Mỹ, Nga và Trung Quốc muốn có thêm thời gian.  Khi đó, các đại biểu cho biết Mỹ muốn lùi việc thương thảo về hiệp ước đến sau cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11-2012 nhưng Washington đã bác bỏ thông tin này.
 
Dù chính phủ Mỹ lên tiếng hậu thuẫn một hiệp ước điều chỉnh việc mua bán vũ khí nhưng các tổ chức vận động hành lang về súng đang tăng sức ép để Washington bác bỏ hiệp ước này. Điều này thể hiện rõ qua tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trước thềm hội nghị, theo đó, Washington ủng hộ một hiệp ước “mạnh mẽ và hiệu quả” nhưng sẽ không chấp nhận những hạn chế đối với quyền sở hữu súng của công dân Mỹ.

Hiệp ước nói trên tập trung chủ yếu vào hoạt động mua bán vũ khí quốc tế. Nếu nhận được sự ủng hộ tại hội nghị ở New York, nó sẽ cần được quốc hội các nước thông qua trước khi có hiệu lực.  Một khi ra đời, hiệp ước sẽ điều chỉnh việc mua bán mọi loại vũ khí thông thường trên thị trường toàn cầu có giá trị khoảng 70 tỉ USD/năm, từ tàu hải quân, xe tăng, trực thăng chiến đấu cho đến súng ngắn và súng trường tấn công. 

Theo hãng tin Reuters, một trong những điểm chính của hiệp ước là thiết lập những tiêu chuẩn chung cho hoạt động mua bán bất kỳ loại vũ khí nặng nhẹ nào qua biên giới. Nó cũng đòi hỏi các nước phải xem xét kỹ mọi hợp đồng bán vũ khí ra nước ngoài để bảo đảm những vũ khí này không bị dùng trong những vụ vi phạm nhân quyền, không vi phạm lệnh cấm vận hoặc rơi vào tay bọn tội phạm, khủng bố…

Các nhà ngoại giao Liên Hiệp Quốc nhận định các cuộc thương thảo tại hội nghị sẽ rất căng thẳng. Mỹ vẫn đang phản đối việc đưa đạn dược vào trong phạm vi điều chỉnh của hiệp ước  nhưng các nhà hoạt động hy vọng Washington sẽ chịu thỏa hiệp với vấn đề này. Nếu hội nghị ở New York không đạt được sự đồng thuận cần thiết, các nước có thể đưa dự thảo hiệp ước ra bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.
 
Một lựa chọn khác là chỉnh sửa hiệp ước để nhận được sự ủng hộ của Mỹ và những nước khác. Tuy nhiên, những người ủng hộ lo ngại rằng điều này có thể dẫn đến một hiệp ước không được mạnh mẽ và vô nghĩa. Một nhà ngoại giao châu Âu giấu tên cho biết: “Mỹ thường dị ứng với các hiệp ước. Vì thế, tốt hơn là chúng ta nên có một hiệp ước mạnh mẽ mà không có Mỹ và hy vọng nước này sẽ quay trở lại sau đó”.
 

Trung Quốc - nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ 5 thế giới

Trung Quốc đã thay thế Anh trở thành nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ 5 thế giới. Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế (SIPRI), trụ sở ở Stockholm - Thụy Điển, hôm 18-3 cho biết lượng vũ khí xuất khẩu của Trung Quốc từ năm 2008 đến năm 2012 tăng 162% so với 5 năm trước đó. Điều này đồng nghĩa với việc thị phần của Trung Quốc trên thị trường xuất khẩu vũ khí thế giới đã tăng từ 2% lên 5%, giúp nước này leo từ vị trí thứ 8 lên vị trí thứ 5. Bốn nước đứng trên Trung Quốc hiện là Mỹ, Nga, Đức và Pháp.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo