xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chuyện bị tố khai gian thành tích: Trung ương gặp người tố giác

Bài và ảnh: QUANG NHẬT

Ngoài những dẫn chứng cụ thể, những người tố giác đề xuất để ông Hồ Xuân Mãn, nguyên bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, đối chất với những người đã từng sống và chiến đấu tại huyện Phong Điền

Ngày 20-3, Vụ Địa phương 5 (Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng) đã làm việc với những người đứng đơn gửi Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế tố giác ông Hồ Xuân Mãn, nguyên bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế nhiệm kỳ 2000 - 2010, khai gian thành tích chiến đấu để được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân.

Đề nghị làm rõ từng thành tích

 Đoàn làm việc gồm có ông Nguyễn Huy Nhiệt, Vụ trưởng Vụ Địa phương 5, cùng 2 cán bộ của vụ và cán bộ của Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Phong Điền, Thị ủy Hương Trà và Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế.

Buổi sáng, đoàn đã gặp các ông Lê Văn Uyên, nguyên trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Phong Điền từ năm 1967-1975 và ông Hoàng Phước Sum (nguyên đội trưởng Đội An ninh huyện Phong Điền từ năm 1970-1975 tại Thị ủy Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế).
 
Chiều cùng ngày, đoàn gặp ông Hoàng Văn Phận (nguyên trung đội trưởng Công binh Lực lượng Vũ trang huyện Phong Điền từ năm 1966-1973), ông Võ Sỹ Đài (cán bộ hưu trí tại xã Điền Hòa, huyện Phong Điền) và ông Hoàng Tiến Dũng (nguyên đại đội phó Lực lượng Vũ trang huyện Phong Điền từ năm 1967-1975).
 
img
Từ trái sang: Các ông Hoàng Tiến Dũng, Hoàng Phước Sum và Hoàng Văn Phận, những người đứng đơn tố giác ông Hồ Xuân Mã

Tại 2 buổi làm việc, Vụ Địa phương 5 đã ghi nhận ý kiến của những người đứng đơn tố giác. Ông Hoàng Phước Sum cho biết: “Tại buổi làm việc, chúng tôi khẳng định 17 thành tích từ năm 1964-1975 do ông Mãn khai đều gian dối, cướp công của đồng đội. Việc làm này không những khiến chúng tôi mà rất nhiều cựu binh, nhân dân huyện Phong Điền từng tham gia chiến đấu rất bức xúc”.

Theo ông Sum, những người tố giác đề xuất với đoàn cần làm rõ thành tích do ông Mãn khai trong báo cáo đề nghị phong tặng danh hiệu anh hùng, thành tích nào có ông Mãn tham gia, thành tích nào khai man và cướp công đồng đội. Trong đó, cần làm rõ địa điểm từng trận đánh, những ai tham gia trong thành tích ông Mãn khai. Đồng thời, cho ông Mãn đối chất với những người đã từng tham gia kháng chiến tại huyện Phong Điền; làm việc với những người nguyên là bí thư Đảng ủy xã Phong An, huyện Phong Điền để xác minh thành tích ông tham gia chiến đấu tại địa phương này; xem xét trong hồ sơ công nhận đơn vị anh hùng của xã Phong An và Công an huyện Phong Điền có thành tích của ông hay không...

“Kết thúc buổi làm việc, ông Nhiệt cho biết Vụ Địa phương 5 tập hợp thông tin, báo cáo cho Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng để thành lập đoàn kiểm tra trong thời gian sớm nhất” - ông Sum cho biết.

Tiếp tục tố giác

Trước đó, ngày 5-2, các ông Lê Văn Uyên, Hoàng Văn Phận, Hoàng Phước Sum, Hoàng Tiến Dũng đã có đơn gửi bí thư và Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế tố giác việc ông Mãn khai man thành tích. Những người đứng đơn khẳng định năm 1967, ông Mãn mới thoát ly theo kháng chiến nên không có chuyện được phân công bảo vệ các vị lãnh đạo tỉnh về đồng bằng trực tiếp chỉ đạo khởi nghĩa và diệt 6 biệt kích Mỹ trong năm 1966.

Ông Hoàng Phước Sum khẳng định từ năm 1969 đến tháng 3-1971, ông cùng ông Mãn được đưa ra Quảng Bình an dưỡng và học tập chính trị, quân sự. Trong thời gian này, ông Lê Tuyến được cử làm xã đội trưởng Phong An thay ông Thái Công Oanh bị thương.
 
Sau khi trở về, từ tháng 3 đến tháng 11-1971, ông Mãn là cần vụ cho ông Lê Sáu (nguyên bí thư Huyện ủy Phong Điền từ năm 1969-1971). Vì vậy, trong thời gian này, ông Mãn chưa từng làm xã đội trưởng Phong An và cũng chưa vào Đảng (ông Mãn vào Đảng năm 1974 - PV) nên không thể tổ chức đánh gần 100 trận lớn nhỏ, tiêu diệt 150 tên Mỹ ngụy, phá hủy 1 máy bay, 37 xe quân sự từ năm 1969 đến ngày 26-3-1975… như ông khai.
 
“Từ năm 1972 đến 1975, 2 xã Phong An và Phong Sơn, huyện Phong Điền chỉ đánh hơn 20 trận chứ không có chuyện đánh tới 100 trận. Đánh trận nào, diệt bao nhiêu địch, chúng tôi nhớ cả” - ông Lê Văn Uyên khẳng định.               
Những người khiếu nại còn cho rằng ông Mãn đã cướp công đồng đội trong trận đánh đầu tháng 6-1968 tiêu diệt 1 quận phó và 2 cảnh sát ngụy tại Km 26 Quốc lộ 1A, thuộc huyện Phong Điền; gài mìn tiêu diệt ác ôn Nguyễn Công Đảng và 2 lính ngụy.
 
“Việc giết tên Đảng là do các ông Phạm Dương, Tạ Hồng Quang, Trương Văn Thành (cùng là du kích xã Phong Sơn) tổ chức và thực hiện chứ không phải công của ông Mãn” - đơn khiếu nại nêu.

Trước đó, ngày 7-3, Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế đã làm việc với những người tố giác. Tuy nhiên, đến ngày 14-3, những người này lại gửi tiếp đơn tố giác lên bí thư và Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế vì cho rằng buổi làm việc trước đó không có biên bản, không có người bị tố giác, không đi thẳng vào những vấn đề đã nêu. Vì vậy, đơn tố giác lần 2 yêu cầu Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế trả lời về 17 thành tích do ông Mãn khai, tổ chức buổi đối chất với ông tại huyện Phong Điền.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo