xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khai man thành tích là xem thường xương máu đồng đội

Phạm Hồ

(NLĐO)-Khai man thành tích trong chiến đấu để nhận danh hiệu anh hùng là xem thường xương máu của đồng đội. Người nhận danh hiệu cũng chẳng còn khiêm tốn, tự răn mình sống xứng đáng hơn mà xem danh hiệu như là một loại “bằng cấp” để tiến thân trong xã hội.

“Nghi án” nguyên bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế Hồ Xuân Mãn khai man thành tích để nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang (AHLLVT) đã thu hút hàng ngàn bạn đọc bày tỏ ý kiến.

 Đồng đội nói gì?

Sự việc đã diễn ra một thời gian nhưng đến lúc này các cơ quan liên quan vẫn chưa có cuộc điều tra rõ ràng để minh bạch sự việc. Trong khi đó, nhiều đồng đội của ông Mãn đã lên tiếng và phủ nhận những thành tích mà ông đã khai.

Bạn đọc Trần Trung, cho biết: “Thôi thì sự việc đã đến nước này thì Ủy ban kiểm tra Trung ương cần vào cuộc xác minh thật chuẩn xác, kẻo kẻ gian được vinh danh còn người có công thật sự thì bức xúc”. Bạn đọc này cho rằng những hiện tượng tương tự thế này không phải là cá biệt. Ở làng của ông khi giặc Pháp chiếm đóng có kẻ đầu thú khai ra đồng đội khiến không ít cán bộ cơ sở của ta bị địch bắt và bị sát hại. Về sau, kẻ này khai man thành tích như thế nào không rõ mà lại được tặng Huân chương kháng chiến. Trong khi đó, có gia đình cất giấu và nuôi cán bộ, bộ đội hoạt động trong vùng địch tạm chiếm thì chẳng ai đoái hoài. Làm đơn đề nghị xác nhận thì cơ quan chức năng không trả lời.
img
Những nhân chứng chiến đấu cùng thời với ông Hồ Xuân Mãn. Ảnh: Quang Nhật 
 
Khách quan hơn trong vấn đề này, bạn đọc Trịnh Minh Anh đề nghị: “Đọc kỹ những lời các cựu chiến binh, cựu cán bộ kháng chiến từ xã Phong An, Phong Sơn đến huyện Phong Điền tố cáo khá chi tiết và rõ ràng việc ông Hồ Xuân Mãn khai man tới 17 thành tích (có ít khai nhiều, không trực tiếp chiến đấu khai có tham gia chiến đấu, ra Bắc học vẫn khai đang ở chiến trường, chỉ huy hàng trăm trận đánh diệt nhiều địch...). Những lời tố cáo nếu đúng thì tôi thấy những lời khai man thành tích của vị này thật kinh khủng, rất xấu xa. Việc kiểm tra những tố cáo trên theo tôi không hề khó, nhất là hiện nay rất nhiều đồng đội của ông Mãn còn sống. Việc này cần làm ngay để nếu ông Mãn khai đúng thì trả lại sự trong sạch cho ông Mãn; còn nếu sai thì thu hồi danh hiệu, để xã hội không còn bức xúc”.

Nhìn nhận sự việc dưới góc độ khiêm tốn, bạn đọc Hà Hoàng cho rằng: Nếu ông Mãn xứng danh anh hùng thì những đồng đội vào sinh ra tử với ông đã làm đơn kiến nghị nhà nước phong tặng anh hùng cho ông ấy thay vì tố giác khai man như vậy. Thực tế đã có rất nhiều những anh hùng được công nhận là nhờ những đồng đội biết rõ và kiến nghị nhà nước phong tặng, chứ bản thân các vị anh hùng đích thực này chẳng hề kiến nghị hay báo công với ai.

“Lạm phát” danh hiệu
 
Ngán ngẩm với những kiểu “thành tích” như trên, bạn đọc Sáu Ngang cho rằng: “Thời buổi "lạm phát” anh hùng nên có những người khai thành tích bằng những con số tưởng tượng, coi thường bạn bè, đồng đội, cấp trên. Thậm chí nhìn ở góc độ khác, hành động này còn coi thường cả xương máu đồng chí của mình. Nếu thật sự xứng đáng là anh hùng thì khi đang sống và tham gia chiến đấu hoặc sau lúc hy sinh người ta đã lập hồ sơ phong tặng rồi, còn đâu để đến bao nhiêu năm sau tự mình tâng bốc mình để xảy ra cớ sự”.
img
Những nhân chứng từng chiến đấu tại xã Phong An, huyện Phong Điền thời chiến tranh
phủ nhận những thành tích mà ông Hồ Xuân Mãn đã khai. Ảnh: Quang Nhật

Cùng tâm trạng, bạn đọc Bá Thành kể: Bác ruột của tôi là cán bộ hưu trí, đã từng vượt Trường Sơn vào Nam, tham gia nhiều trận chiến ác liệt. Ông nói chúng ta thắng Mỹ-Ngụy là nhờ chân lý, là nhờ tinh thần chiến đấu mạnh mẽ của cả dân tộc để thống nhất đất nước. Mỹ-Ngụy đâu phải là kẻ ngốc mà ngồi xếp hàng để có thể tự một người có thể tiêu diệt đến 150 tên, trong đó có cả sĩ quan cao cấp, ác ôn...”.

Nhìn nhận sự việc trên, bạn đọc Thanh Hoàng cảm thán: “Một anh hùng thật sự sẽ chẳng cần tự kê khai thành tích, chính đồng đội và nhân dân sẽ khai để tôn vinh họ. Thực ra người thực sự anh hùng là những con người trong nhân gian rất lặng thầm, rất khiêm tốn! Ầm ào thành tích của bản thân cũng chỉ là khoe mẽ mà thôi”.

Tự hỏi bản thân có thấy xứng đáng?

“Đã là lãnh đạo cấp cao rồi thì không nên đăng ký khen thưởng, danh hiệu này nọ vì dễ bị khai man và nể nang. Danh hiệu cao quý ở thực chất và tự bản thân người nhận thấy xứng đáng hay không. Chứ việc phong tặng danh hiệu hiện nay còn nhiều nhiễu nhương: Nhiều Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú toàn là cán bộ quản lý, chưa đi dạy 1 giờ nào. Đáng lẽ danh hiệu đó dành cho các thầy cô giảng dạy. Phong giáo sư, phó giáo sư cho cán bộ quản lý nhà nước cũng vậy: Lấy thời gian đâu mà đi dạy và dạy ở đâu? Chẳng qua là bệnh thành tích, lấy danh hiệu cho oai phong vậy mà” - bạn đọc Trần Thắng.

“Việc khá đơn giản, còn đủ nhân chứng, sao không xử lý nhanh gọn được? Càng dây dưa càng mất uy tín. Người có lỗi mất uy tín đã đành, người dây dưa cũng mất uy tín và mất lòng tin của người dân” - bạn đọc Quang Vinh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo