xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mua hàng “độc” quá dễ!

Bài và ảnh: SỸ ĐÔNG

Gần đây, thị trường công cụ hỗ trợ đã khá sôi động do nhiều người tìm mua để phòng thân. Tuy nhiên, những công cụ hỗ trợ này có khi lại gây phiền toái cho người sử dụng do vi phạm quy định hiện hành, kẻ xấu lợi dụng để làm hung khí gây án

Do mới chuyển sang trông coi tiệm net, sợ bị cướp giật mỗi khi ra về vào ban đêm, chị Nguyễn Thị Ngọc (ngụ quận Tân Phú - TPHCM) tìm mua một bình xịt hơi cay hình thỏi son để phòng vệ. Theo lời giới thiệu của người bán, khi gặp trường hợp khẩn cấp như cướp hoặc bị sàm sỡ, người dùng có thể xịt ngay khiến kẻ tấn công bị cay mắt phải bỏ chạy.

Nguồn cung lớn

Qua tìm kiếm trên mạng, chúng tôi gặp một thanh niên tên Phát, chuyên bán bình xịt hơi cay. Sau một hồi lòng vòng, Phát hướng dẫn chúng tôi đến một hẻm nhỏ trên đường Điện Biên Phủ, phường 17, quận Bình Thạnh - TPHCM để giao hàng. “Bình xịt này làm cho đối phương cay mắt, mũi và có thể bị choáng trong khoảng 30 phút” - Phát giới thiệu sản phẩm.
 
img
Ảnh lớn: Đầu mối cung cấp bình xịt hơi cay tên Phát (trái) đang hướng dẫn cách sử dụng cho khách hàng
 
Chúng tôi hỏi mua loại dung tích 20 ml để có thể đeo vào móc khóa nhưng Phát cho biết đã hết hàng vì nhiều người tìm mua, chỉ còn loại 60 ml với giá 350.000 đồng/bình. Trên bình xịt hơi cay của Phát bán in chủ yếu tiếng Trung Quốc, một ít tiếng Anh.
 
Để thuyết phục người mua, Phát lấy bình và xịt vào không khí một ít nhưng mặt người đứng gần đã bị nóng hừng hực, mắt cay xè trong hơn 1 phút. “Nếu xịt thẳng vào mặt với liều lượng lớn sẽ gây choáng trong vài chục phút” - Phát tiếp tục quảng cáo.

Khi chúng tôi hỏi mua số lượng lớn, Phát khẳng định có thể cung cấp và lấy giá sỉ là 280.000 đồng/bình 60 ml.

Loại nào cũng có

Không chỉ bình xịt hơi cay mà roi điện, đèn pin siêu sáng cũng đang được nhiều người chọn mua để phòng vệ. Các loại công cụ hỗ trợ này có khá nhiều chủng loại và giá cả cũng khác nhau. Một đầu mối chuyên cung cấp công cụ hỗ trợ tên là Long trên đường Tân Kỳ - Tân Quý, quận Tân Phú - TPHCM rao bán súng bắn điện có hình dáng như một ĐTDĐ với giá 800.000 đồng. Long cho biết chỉ bán cho những người có mục đích sử dụng chính đáng vì thiết bị này rất nguy hiểm, có thể dùng để tấn công người khác. Tuy nhiên, thủ tục bán hàng của đầu mối này lại khá đơn giản, chỉ cần khách hàng gọi điện thoại chọn hàng, Long sẽ cho người mang đến tận nơi và nhận tiền.

Do súng bắn điện ngụy trang như một ĐTDĐ xuất hiện khá nhiều, mới đây, Cục Hàng không Việt Nam đã yêu cầu các cảng vụ hàng không khu vực, hãng hàng không tăng cường kiểm tra, ngăn chặn công cụ nguy hiểm này.

img
Ảnh nhỏ: Hai loại bình xịt hơi cay đang được bày bán nhiều. Ảnh: NGUYỄN SỸ

Tại một cửa hàng chuyên bán “đồ độc” trên đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3 - TPHCM, chúng tôi được giới thiệu loại đèn pin siêu sáng bằng tia laser và có nhiều mức độ sáng khác nhau. Chủ cửa hàng cam kết: “Đèn này có thể làm lóa mắt đối phương trong thời gian ngắn, rọi khoảng 5 giây sẽ làm que diêm bốc cháy”. Chủ cửa hàng cũng cảnh báo không nên chiếu thẳng vào mắt vì có thể gây mù.

Đầu mối chuyên bán đèn pin ở quận 2 - TPHCM, tên là Nam, giới thiệu đèn pin C30 đang được nhiều người chọn mua làm công cụ tự vệ do giá rẻ, chỉ khoảng 220.000 đồng lại kèm theo pin, có thể sử dụng trong 3 tháng. Muốn tăng độ sáng và thời gian sử dụng, người dùng có thể mua thêm pin sạc.

Không chỉ để tự vệ, gần đây, nhiều băng cướp đã sử dụng các loại công cụ hỗ trợ nói trên để gây án. Sau khi bị bắt giữ, băng cướp đã chém đứt lìa tay nạn nhân để cướp xe SH tại khu vực đường dẫn lên cầu Phú Mỹ, phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2 vào cuối năm rồi thú nhận đã sử dụng nhiều công cụ hỗ trợ khác nhau để thực hiện 7 vụ cướp, giật.

Lợi bất cập hại

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM, cho biết công cụ hỗ trợ được quy định tại điều 19 Nghị định số 25/2012/NĐ - CP của Chính phủ về thi hành một số điều của Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Theo đó, các đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ gồm quân đội, dân quân tự vệ, công an, an ninh hàng không, kiểm lâm… có giấy phép hoạt động. Còn theo quy định tại khoản 2 điều 13 của Nghị định số 73/2010/NĐ-CP của Chính phủ, nếu sử dụng công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép thì sẽ bị phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng, đồng thời tịch thu công cụ hỗ trợ vi phạm.

“Các loại công cụ hỗ trợ khá nguy hiểm, nếu không được sử dụng đúng cách hoặc sử dụng tràn lan sẽ gây nhiều hệ quả xấu trong xã hội, trong đó có việc kẻ gian lợi dụng để phạm pháp. Chính vì vậy, Nhà nước cần quản lý chặt chẽ hơn việc mua bán, sử dụng công cụ hỗ trợ tràn lan như hiện nay” - luật sư Hậu đề xuất.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo