xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lỗ hổng dây chuyền xuất bản: Yếu nhiều khâu

HOÀNG LAN ANH - MAI ANH

Những yếu kém trong xuất bản hiện nay không chỉ bắt nguồn từ yếu kém của nhiều NXB mà khâu quản lý của các cơ quan chức năng cũng còn nhiều sơ hở

Áp lực cạnh tranh từ thị trường cũng khiến các NXB “chạy đua” nhằm đưa sách đến tay người đọc càng sớm càng tốt. Để cạnh tranh với sách lậu, NXB và đơn vị liên kết đã tự ý cắt xén quy trình để tránh tình trạng sách thật chưa phát hành, sách giả đã bán tràn lan.

img
Mỗi năm có hàng chục ngàn đầu sách được xuất bản nên Cục Xuất bản không đủ sức đọc lưu chiểu,
nhất là các ấn phẩm dành cho thiếu nhi. Ảnh: CHÂU VI

12 người đọc 20.000 cuốn

Theo quy định hiện hành, sách phải nộp lưu chiểu lên Cục Xuất bản, sau ít nhất 10 ngày. Nếu không vi phạm quy định của Luật Xuất bản, sách đó mới được phép phát hành. Thế nhưng, nhiều NXB thực hiện nộp lưu chiểu chậm trễ, dồn nhiều đầu sách lại rồi mới nộp lên cho cục hoặc không nộp vẫn cho xuất bản. Sách đã phát hành cả tháng nhưng bản lưu chiểu vẫn chưa đến tay cơ quan quản lý.

Theo ông Phạm Quốc Chính, Phó Cục trưởng Cục Xuất bản, Bộ Thông tin - Truyền thông, việc quản lý nộp lưu chiểu lâu nay bộc lộ nhiều kẽ hở khi chưa có hình thức xử phạt đủ mạnh đối với những đơn vị chậm trễ hoặc cố ý làm trái quy định.

Tuy nhiên, trên thực tế, dù NXB có nộp lưu chiểu đầy đủ thì các chuyên viên của Cục Xuất bản cũng khó có thể đọc hết hàng ngàn bản sách. Theo thống kê, mỗi năm, 12 cán bộ biên chế thuộc Phòng Quản lý Xuất bản tiếp nhận trên 20.000 đầu sách để kiểm tra lưu chiểu, phân loại sách… Nếu làm phép tính đơn giản, mỗi năm, một người phải xử lý trên 1.600 đầu sách – đó là một con số khổng lồ.
Ông Nguyễn Kiểm, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản, thẳng thắn: “Chẳng ai có trăm tay ngàn mắt để mỗi năm đọc được khoảng 1.000 tên sách”. Phòng Xuất bản của Cục Xuất bản chỉ có vài người, mỗi ngày có đến vài trăm tên sách cần kiểm tra nội dung.
Để giải quyết những tồn tại trong ngành xuất bản, theo ông Phạm Quốc Chính, phải sớm bổ sung nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xuất bản, cần có những biện pháp nặng tay hơn như tước giấy phép, đình chỉ hoạt động của các NXB, các đơn vị liên kết.
Để tạo hành lang pháp lý cho việc quản lý hoạt động xuất bản, cần phải làm rõ hơn nữa trách nhiệm của giám đốc, tổng biên tập các NXB, đối tác liên kết cũng như biên tập viên tham gia kiểm tra nội dung sách. Thế nhưng về lâu dài, ông Nguyễn Kiểm cho rằng cách nhìn nhận về xuất bản của Nhà nước và chính sách vĩ mô cho xuất bản phải đồng bộ từ chức năng, nhiệm vụ đến cơ chế, chính sách thì ngành xuất bản mới có thể phát triển tốt.

Cho tư nhân mở NXB

Theo ông Nguyễn Kiểm, những vướng mắc, tồn tại của ngành xuất bản không chỉ nằm ở công tác biên tập hay nộp lưu chiểu, hậu kiểm mà ở những nguyên nhân tồn tại từ nhiều năm trước. Ông Kiểm phân tích ở các nước có ngành xuất bản phát triển, họ quan niệm rất rõ sách là của NXB.
Vì thế, các NXB phải chăm chút kỹ càng cho các xuất bản phẩm của mình để giữ gìn uy tín cũng như mang lại lợi ích kinh tế. Thế nhưng ở Việt Nam, quan niệm báo chí, xuất bản là của Nhà nước nên đòi hỏi chuẩn mực khác.
Ngành xuất bản được coi là một hoạt động không thuần túy hướng tới lợi nhuận (phục vụ các mục tiêu chính trị, giáo dục, truyền thống...), dù trên thực tế, hằng tháng, lãnh đạo các NXB phải lo lắng kiếm đâu ra tiền để giải quyết thu nhập cho nhân viên. Vì ít được nuôi dưỡng nên đội ngũ những người làm xuất bản không đủ mạnh, đủ kiến thức, năng lực chứ chưa nói đến sự tinh tế, nhạy cảm để làm tốt các công việc trong dây chuyền xuất bản.
Rất nhiều chuyên gia xuất bản khi được hỏi đều cho rằng đã đến lúc nên cho phép thành lập NXB tư nhân để phát huy thế mạnh của tư nhân, phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của những người làm sách, yêu sách.
Hiện cả nước có tới 64 NXB nhưng doanh thu toàn bộ các NXB này mỗi năm cũng chỉ đạt trên 40 tỉ đồng, một con số quá ít. Vì thế, thay vì Nhà nước phải đầu tư một khoản ngân sách lớn cho sự nghiệp xuất bản, hãy huy động vốn xã hội bằng cách cho phép tư nhân đầu tư lập NXB với các điều kiện chặt chẽ.

Đội ngũ biên tập yếu

Thừa nhận sự yếu kém của đội ngũ biên tập viên các NXB, ông Phạm Quốc Chính cho rằng chất lượng đội ngũ biên tập viên ở các NXB là rất đáng lo ngại. Ông Chính cho hay đã từng có trường hợp 100 biên tập viên thi lên ngạch biên tập viên chính thức thì số người đủ tiêu chuẩn chỉ có… 2. Đó là chưa kể để đủ điều kiện dự thi lên biên tập viên chính thức, phải có 9 năm kinh nghiệm công tác biên tập. Theo Luật Xuất bản sửa đổi, tiêu chuẩn đối với biên tập viên hiện chỉ cần có trình độ đại học.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo