xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tự làm, tự chịu trách nhiệm

HOÀNG LAN ANH thực hiện

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty Sách Thái Hà, thẳng thắn: “Trách nhiệm cá nhân là quan trọng. Hãy để các nhà xuất bản tư nhân làm và tự chịu trách nhiệm đối với xuất bản phẩm của họ”

* Phóng viên: Thành lập nhà xuất bản (NXB) tư nhân không chỉ là mong muốn của những người làm sách tâm huyết mà nhiều đại biểu Quốc hội khi thảo luận về dự Luật Xuất bản (sửa đổi) cũng từng đề xuất nên cho phép tư nhân mở NXB. Không ít người cho rằng nên cho phép tư nhân tham gia thành lập NXB để phát huy thế mạnh của lực lượng đang làm sách hiện nay, ông nghĩ sao về điều này?

- Ông Nguyễn Mạnh Hùng:

img

Đây là một tín hiệu rất tốt. Thực tế, các doanh nghiệp sách tư nhân đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xuất bản sách, mang tri thức đến với gần 90 triệu dân Việt Nam. Như chúng ta biết, hiện nay, có những NXB mà đến 80% sách xuất bản là liên kết, thực chất họ chỉ cấp giấy phép. Nếu như các công ty tư nhân, nhất là những doanh nghiệp làm ăn chân chính, đóng góp lớn cho xã hội có NXB của mình, sẽ chủ động, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật và tôi chắc chắn rằng sẽ rất tốt cho ngành xuất bản nước nhà.

* Tuy nhiên,  cũng có ý kiến lo lắng rằng nếu để tư nhân lập NXB sẽ không “quản” được. Là người trong cuộc, ông nghĩ sao?

- Tôi nghĩ rằng lo lắng này là quá thừa. Thứ nhất, giám đốc doanh nghiệp đó, giám đốc NXB phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước xã hội. Chúng ta đã có Luật Doanh nghiệp, Luật Xuất bản và các văn bản dưới luật khác, giám đốc các NXB tư nhân không dại gì vi phạm. Thứ hai, chúng ta cứ tin rằng các doanh nghiệp làm sách thật sự uy tín tại Việt Nam hiện nay không nhiều. Chúng ta nên thí điểm và chọn ra một vài đơn vị đầu tàu thí điểm trước. Nếu cái gì cũng sợ thì làm sao làm được việc lớn. Thứ ba, phần lớn các NXB của hầu hết các nước trên thế giới là ngoài quốc doanh. Có nước đến 100% NXB là tư nhân, sao họ vẫn tuân thủ pháp luật và xuất bản rất tốt. Tôi nghĩ rằng đây là sự lo lắng không cần thiết. Tuy nhiên, tôi cũng nghĩ trong quá trình quyết định cho doanh nghiệp nào được lập NXB tư nhân, cần thẩm định và có đánh giá khách quan.
 
img
80% đầu sách ra thị trường là do các công ty sách tư nhân thực hiện từ đầu đến cuối
Ảnh: CHÂU VI

* Việc phải đứng sau các NXB, trong khi thực chất chính các công ty tư nhân mới là “cha đẻ” của các xuất bản phẩm, có gây nhiều khó khăn cho ông không?

- Trên thực tế, cũng chẳng sao. Bao nhiêu năm nay chúng tôi vẫn làm thế, có “chết” ai đâu. Giống như chị hỏi tôi đi từ Cầu Giấy về Bờ Hồ hết 1 giờ có gây khó khăn cho tôi không. Tất nhiên, tôi muốn đi xe trên cao, đi tàu điện ngầm để chỉ còn mất 15 phút thay vì mất thời gian gấp 4 lần như vậy. Nếu Thái Hà Books có NXB riêng, chúng tôi sẽ hoàn toàn chủ động, hoàn toàn có thể tăng tiến độ, tiết kiệm được thời gian, chi phí, công sức và thủ tục hành chính.

* Tuy nhiên, trên thực tế, những sai sót trong hoạt động xuất bản đều do các đối tác liên kết làm ẩu, làm thế nào chấn chỉnh tình trạng này để Nhà nước có thể yên tâm giao cho tư nhân lập NXB?

- Như tôi đã nói, vẫn có những nhà sách, công ty sách làm ăn chưa nghiêm túc: không mua bản quyền, in sách lậu, làm sách không mang tính giáo dục... Có những nhà sách tư nhân ỷ lại vào NXB cấp phép, trong khi NXB cấp phép có thể đại khái, xuề xòa, thậm chí không đọc kỹ và thẩm định tác phẩm nên mới có tình trạng này. Nếu cho người ta quyền cấp phép, tự chịu trách nhiệm, hoàn toàn không còn nơi đổ lỗi, chắc chắn trách nhiệm của người ta cao hơn.

* Chỉnh đốn hậu kiểm, cụ thể hơn là tuân thủ các quy định về lưu chiểu, có phải là cách giải quyết được vấn đề?

- Lưu chiểu là cần thiết. Cần lưu chiểu để lưu trữ. Cần lưu chiểu để đọc thẩm định. Nhưng tôi nói thật nhé, với đội ngũ cán bộ ít như hiện nay, tôi không tin rằng 100% sách lưu chiểu được đọc. Tôi không tin. Vấn đề là trách nhiệm của các NXB khi cấp phép. Ví dụ, khi cấp phép, ít nhất phải đề nghị trình hợp đồng bản quyền hay ít nhất ký cam kết đã có hợp đồng bản quyền ký với tác giả và NXB giữ bản quyền cuốn sách. Nếu thế, làm gì còn sách vi phạm bản quyền và ta chỉ cần chống sách in lậu là xong. Rất dễ nhưng tôi không hiểu tại sao các NXB không làm hay cố tình làm ngơ không biết chừng!

Ngay như sách lậu, bắt bao vụ đấy nhưng bao nhiêu vụ đã xử được? Bao nhiêu kẻ làm sách lậu bị ra tòa? Hình như chưa có thì phải!

* Việc mở đường cho các hãng phim tư nhân đã tạo nên một làn sóng mới trong điện ảnh, liệu với ngành xuất bản cũng khả quan như vậy?

- Tôi mong như vậy. Trách nhiệm cá nhân là quan trọng. Nhà nước chỉ nên quản lý. Điều gì cấm thì không được làm. Nếu vi phạm, Nhà nước cứ mạnh tay xử lý.
 

“Cho chúng tôi tư cách pháp nhân”

Ông Nguyễn Mạnh Hùng nói: “Ở Mỹ, ngành xuất bản truyền thông là một trong những ngành mạnh nhất, giàu nhất. Còn ở Việt Nam, ngành xuất bản nghèo nhất. Sách in mỗi đầu có 1.000-2.000 cuốn. 5.000 cuốn đã gọi là bán chạy (có cuốn in có 500 bản). Hãy để các doanh nghiệp sáng tạo và lao động. Hãy để các NXB tư nhân làm và chịu trách nhiệm. Ít nhất chúng tôi phải  có đủ tư cách pháp nhân tham gia các hội nghị xuất bản trong và ngoài nước. Ít nhất tôi có thể đi các nước báo cáo hay học hỏi kinh nghiệm xuất bản. Hiện nay, các hiệp hội xuất bản, các hội nghị lớn của châu lục và thế giới có mời các nhà sách và công ty sách tư nhân đâu!”.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 25-3

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo