xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Còn khổ với BHYT

Bài và ảnh: ANH THƯ

Một số bất cập trong quy định khiến người dân khó thụ hưởng kỹ thuật y tế mới và tạo nên gánh nặng cho bệnh viện tuyến quận - huyện

Trong 2 ngày 27 và 28-3, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội, dẫn đầu đã làm việc với UBND TPHCM, BHXH TP, Sở GD-ĐT, Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy, BV Nhân dân Gia Định và UBND xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn xoay quanh việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT giai đoạn 2009-2012.

Nơi quá tải, nơi vắng người

Theo bà Lưu Thị Thanh Huyền, Phó Giám đốc BHXH TPHCM, từ tháng 1-2013, khi thực hiện chuyển thẻ BHYT về đăng ký ban đầu tại tuyến quận - huyện và tương đương trở xuống, lượng bệnh nhân dồn về BV tuyến quận - huyện khiến các nơi này quá tải, mặc dù vẫn có 31,5% số thẻ phát hành đang đăng ký tại tuyến tỉnh. Các BV quận Bình Thạnh, Tân Phú, Thủ Đức, Tân Bình có số lượt người dân đến khám hằng ngày lên tới 2.000-3.000 lượt, bệnh nhân phải chờ đợi từ 4-5 giờ sáng, BV phải làm việc ngoài giờ và lúc nào cũng đông đúc.

img
Bệnh nhân đăng ký khám BHYT tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định

Trái lại, TP có rất nhiều BV tuyến tỉnh được trang bị cơ sở vật chất, máy móc hiện đại, lực lượng nhân sự đông, chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có khả năng tiếp nhận bệnh nhân gấp nhiều lần so với BV tuyến quận - huyện lại rơi vào tình trạng… thiếu bệnh nhân, khiến nguồn lực bị lãng phí. Các BV Cấp cứu Trưng Vương, Nguyễn Tri Phương, 7A, Sài Gòn… nhiều hôm mới 10 giờ đã không còn bệnh nhân để khám.

Khá nhiều ý kiến cho rằng nên bổ sung y tế phường - xã vào danh sách các đơn vị có thể đăng ký khám chữa bệnh ban đầu. PGS-TS-BS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TPHCM, cho rằng việc triển khai y tế phường - xã còn hạn chế bởi nguồn lực các trạm y tế còn yếu (chỉ có 1 bác sĩ) và việc ký kết hợp đồng trực tiếp giữa y tế phường - xã và BHXH còn nhiều vướng mắc. Hiện nay, TP đang tập trung vào BV quận - huyện và triển khai mô hình bác sĩ gia đình trực thuộc quận - huyện trước. Năm 2012, đã có 4 quận thực hiện mô hình bác sĩ gia đình và được sự ủng hộ lớn từ người dân, đến năm 2013 dự kiến sẽ có 24 quận - huyện có mô hình này.

Trần viện phí “đụng” chuyên môn

TS-BS Nguyễn Trường Sơn, Giám đốc BV Chợ Rẫy, cho rằng do quy định của thông tư liên bộ về trần đơn giá viện phí nên BV rất khó khăn khi sử dụng các vật tư y tế mới khiến bệnh nhân bị hạn chế tiếp cận với các kỹ thuật mới, an toàn hơn. Quy định mức hưởng kỹ thuật cao bị giới hạn bởi 40 tháng lương tối thiểu nên một số bệnh nhân cũng khó tiếp cận với các kỹ thuật cao như stent mạch vành, stent động mạch chủ, phẫu thuật tim... đặc biệt là bệnh nhân nghèo và cận nghèo.

ThS-BS Nguyễn Anh Dũng, Phó Giám đốc BV Nhân dân Gia Định, nhấn mạnh việc “vướng trần 2” trong điều trị cho bệnh nhân tuyến khác chuyển lên. “Trần 2” cho BV hạng 1 như BV Nhân dân Gia Định cho nội trú là khoảng 4,6 triệu đồng, ngoại trú là gần 300.000 đồng. Tuy nhiên, do các tuyến dưới ngày một phát triển về cơ sở vật chất, năng lực điều trị nên số bệnh nhân phải chuyển viện lên tuyến trên ngày một nặng, phải dùng các kỹ thuật tốn kém hơn, giá thuốc cũng tăng, có ca tổng chi phí đến hơn trăm triệu đồng nên quản lý chặt chẽ mấy cũng vượt, BV lại phải đi giải trình từng trường hợp. Năm 2011, BV đã vượt trần 2 hơn 16 tỉ đồng và đến quý IV/2012 mới được chấp thuận và giải quyết thanh toán.

BS Dũng cũng phản ánh tình trạng nhiều giấy chuyển viện đưa đến được ghi là “chuyển theo yêu cầu bệnh nhân” nhưng thực tế tình trạng bệnh nhân đó rất nặng, cơ sở không giải quyết được nhưng ghi vậy vì lý do giữ quỹ. BV phải gặp thân nhân người bệnh giải thích và gặp trực tiếp các tuyến dưới để điều chỉnh mới bảo đảm được quyền lợi cho người bệnh.

Khi bệnh mới mua BHYT tự nguyện

Theo các chuyên gia, nỗi lo vượt trần, vượt chi chủ yếu xuất phát từ sự mất cân đối trong các nhóm đối tượng mua BHYT hiện nay. Theo ông Cao Văn Sang, Giám đốc BHXH TPHCM, bảo hiểm vốn hoạt động trên nguyên tắc san sẻ: nhiều người khỏe mua để lo cho một số ít người bệnh. “Những nhóm bắt buộc như người có hợp đồng lao động thì chúng tôi đã thu được trên 85% nhưng ở nhóm BHYT tự nguyện thì vẫn có tình trạng người già yếu, bệnh tật mới mua, người trẻ khỏe không mua, người có bệnh điều trị hết bệnh thì… hết mua. Vì vậy, phải có luật, quy định bắt buộc, ví dụ như đã tham gia BHYT thì phải tham gia cả hộ, nếu không thì giải pháp nào cũng chịu thua” - ông Sang nhấn mạnh.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo