xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

24.000 lượng vàng bị ế

THÁI PHƯƠNG

Chỉ 2.000/26.000 lượng vàng do Ngân hàng Nhà nước tung ra đấu thầu trong phiên đầu tiên ngày 28-3 được các đơn vị đặt mua

Mở cửa đầu ngày 28-3, giá vàng miếng SJC tăng nhẹ theo đà hồi phục của giá thế giới, lên mức 43,48 triệu đồng/lượng (bán ra). Tuy nhiên, thông tin về phiên đấu thầu vàng miếng chính thức diễn ra vào lúc 8 giờ 30 phút với 21 tổ chức tham gia đấu thầu được công bố đã khiến giá vàng giảm xuống mức 43,37 triệu đồng/lượng. Thị trường kỳ vọng giá sẽ tiếp tục giảm sâu khi Ngân hàng (NH) Nhà nước cung ứng vàng ra thị trường.

Thị trường “đua” giá

Tuy nhiên, bất ngờ đã xảy ra khi mức giá sàn được NH Nhà nước công bố tại phiên đấu thầu lên tới 43,81 triệu đồng/lượng, cao hơn giá thị trường tại thời điểm mở thầu khoảng 400.000 đồng/lượng. Ngay lập tức, giá vàng trên thị trường tăng theo giá của NH Nhà nước. Chỉ chưa đầy 1 giờ, giá vàng liên tục tăng lên rồi cán mốc 43,8 triệu đồng/lượng (bán ra) vào lúc 9 giờ 45 phút. Đến gần cuối ngày, giá vàng đứng ở mốc 43,76 triệu đồng/lượng (bán ra), chiều mua vào là 43,61 triệu đồng/lượng, so với ngày hôm trước tăng 310.000 đồng/lượng.

Theo các đơn vị tham gia đấu thầu, phiên đấu thầu được tiến hành theo giá, gồm giá trần và giá sàn. Hôm 27-3, khi thông báo với các đơn vị, NH Nhà nước cho biết mức giá tham chiếu là 43,6 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, đến giờ đấu thầu chính thức, giới kinh doanh tỏ ra bất ngờ trước việc NH Nhà nước chỉ đưa ra giá sàn và cao hơn giá thị trường. Lập tức, các đơn vị kinh doanh vàng đẩy giá tăng cao; lực mua cắt lỗ đã quay trở lại sau khi nhiều người trót bán ra vào ngày 27-3 vì lo sợ giá giảm. Lực mua tăng mạnh khiến giá vàng liên tục đi lên...

img
Ngày 28-3, giá vàng tăng mạnh ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước công bố giá sàn đấu thầu quá cao.
Trong ảnh: Khách hàng mua vàng tại SJC. Ảnh: HỒNG THÚY

Kết quả phiên đấu thầu cũng đã được NH Nhà nước công bố. Trong tổng số 26.000 lượng vàng được chào bán chỉ vỏn vẹn 2.000 lượng vàng được đặt mua từ 2 đơn vị (giá trúng thầu cũng là mức giá sàn 43,81 triệu đồng/lượng). Có đến 19 tổ chức tham dự nhưng không đặt mua.

Đại diện một doanh nghiệp (DN) tại TPHCM cho hay: Trước khi lên đường ra Hà Nội, ông rất kỳ vọng NH Nhà nước sẽ đưa mức giá sàn thấp hơn giá thị trường để tăng cung cho thị trường. Tuy nhiên, mức giá sàn quá bất ngờ nên ông đành ra về tay không sau khi bỏ phiếu trắng. “Chỉ những đơn vị nào thật sự cần vàng miếng lúc này để tất toán trạng thái vàng hoặc trót bán vàng ra ở phiên trước nay phải mua lại để cắt lỗ mới bỏ thầu mức giá của NH Nhà nước” - ông nói. 

Tác dụng ngược

Sự thất vọng cũng được một số đơn vị tham gia đấu thầu bày tỏ. Trước thời điểm đấu thầu, nhiều người hy vọng sự can thiệp của NH Nhà nước là bán vàng giá thấp để tăng nguồn cung cho thị trường giúp thu hẹp chênh lệch giá vàng nội - ngoại. Nhưng diễn biến ngược lại khiến khoảng cách với giá thế giới từ mức 2,6 triệu đồng/lượng trước phiên đấu thầu đã nhảy vọt lên 3,2 triệu đồng/lượng.

Lý giải cho việc đưa ra giá sàn cao, NH Nhà nước cho biết giá sàn đưa ra là giá trung bình trong nhiều ngày, không hẳn là giá thị trường của ngày đấu thầu. Hơn nữa, việc tổ chức đấu thầu không nhằm bình ổn giá mà là bình ổn thị trường. NH Nhà nước sẵn sàng tăng cung với số lượng lớn cho đơn vị có nhu cầu nhưng phải tính toán kỹ để không thiệt hại cho dự trữ ngoại hối.

Giới phân tích cho rằng NH Nhà nước dường như đang quá thận trọng, lo ngại rủi ro nên mục tiêu ban đầu là bán vàng ra để thu hẹp khoảng cách với giá thế giới đã không có tác dụng. Ưu tiên hàng đầu của NH Nhà nước là bảo đảm dự trữ ngoại hối trong khi bản thân lại đảm nhận 2 vai: quản lý Nhà nước và người buôn vàng nên rất khó.

Một người am hiểu thị trường vàng tại TPHCM cho rằng: NH Nhà nước chỉ cần đưa ra giá sàn cao hơn giá quốc tế khoảng 500.000 đồng/lượng là có thể an toàn vì giá quốc tế thường chỉ biến động trong khoảng 20 USD/ounce, nhiều ngày giá dao động vài USD/ounce… “Qua phiên đấu thầu cho thấy hiệu quả không cao, người dân không được hưởng lợi khi chênh lệch giá vàng chưa được thu hẹp. Thậm chí, giá sàn cao hơn giá thị trường thì NH Nhà nước còn đang… hưởng chênh lệch từ các đơn vị trúng thầu. Với kết quả này, các đơn vị tham gia đấu thầu sẽ nản, còn thị trường có thể diễn biến phức tạp hơn, nhất là trong trường hợp giá vàng thế giới tăng cao” - vị này phân tích.

Mua tối thiểu 500 lượng là quá lớn

Theo một số DN vàng, việc NH Nhà nước đưa ra quy định phải đặt mua tối thiểu 500 lượng (tương đương hơn 20 tỉ đồng) đối với các DN kinh doanh vàng là quá lớn. DN phải vay vốn để kinh doanh vàng rồi “ôm” số vàng này là rất rủi ro. Hơn nữa, hiện NH Nhà nước đang siết việc mở rộng mạng lưới của các DN kinh doanh vàng, đặt mua nguồn vàng lớn mà không được mở rộng chi nhánh để mua bán vàng là gây khó cho DN.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo