xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Yêu quá đời này!

NGUYỄN THIÊN DI

Đã 12 năm rồi, mỗi năm vào đầu tháng 4, khắp nơi lại tổ chức nhiều hoạt động tưởng niệm người nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn.

Nhưng không chỉ những ngày này, mà hầu như mỗi ngày, mỗi giờ trên đất nước ta vẫn vang lên những lời ca của Trịnh. Từ sân khấu lớn đến phòng trà, từ quán cà phê đến một góc nhỏ gia đình, bè bạn... với nhạc Trịnh, đôi khi chỉ một lời hát, một tiếng guitar dìu theo cũng đã là quá đẹp...

img

Qua thời gian, những ca khúc của ông càng được chiêm nghiệm theo cách riêng của mỗi người; không ít người chọn những ý tưởng, triết lý nhân sinh trong ca khúc của ông làm châm ngôn sống. Bằng những giai điệu đẹp, ca từ dung dị mà sâu sắc, ông đem đến cho những người từng trải sự lắng đọng của tư duy, cho những người trẻ sự bất ngờ khi vỡ vạc thêm nhiều điều từ đời sống...

Cuộc đời dù lắm nỗi buồn hơn niềm vui thì với ông, cuộc đời này vẫn đẹp. Ông nhắn ta hãy biết yêu, biết quý cuộc đời này. Vào lúc tưởng chừng tuyệt vọng đến tận cùng, ông vẫn thốt như để dặn lòng: “Đừng tuyệt vọng tôi ơi đừng tuyệt vọng…Tôi là ai là ai, mà yêu quá đời này” (Tôi ơi đừng tuyệt vọng). Cuộc đời này dù vô thường, sắc sắc không không, mất đó, có đó vẫn đáng trân quý, dù có thể là hiện hữu mơ hồ.
 
Dòng đề từ trên tuyệt phẩm Đóa hoa vô thường, ông viết như một tâm nguyện: “Tình do tâm mà sinh. Có khi tình đã mất mà tâm còn động vọng”. Nên sau những giọt sương mai, một cành hoa khôi cho đến sen hồng một nụ rồi gót hồng em muốn quay về thì tất cả như là “một chút mây phù du đã thoáng qua đời ta”, để “từ đó em là sương, rụng mát trong bình minh. Từ đó ta là đêm, nở đóa hoa vô thường”. Biết cuộc đời này còn nhiều nặng nhọc nên ông tự sự cùng ta: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”, “Hãy yêu ngày tới dù quá mệt kiếp người. Còn cuộc đời ta cứ vui”... (Để gió cuốn đi).
 
Hết kiếp nhân sinh rồi cũng về tro bụi, đầy tiếc nuối, xót xa: “Chiều hôm thức dậy. Ngồi ôm tóc dại. Chập chờn lau trắng trong tay” (Chiếc lá thu phai) nên cũng phải sống sao cho xứng một kiếp người: “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui... Và như thế tôi sống vui từng ngày. Và như thế tôi đến trong cuộc đời. Đã yêu cuộc đời này bằng trái tim của tôi... Tôi chợt biết rằng vì sao tôi sống. Vì đất nước cần một trái tim” (Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui).

Với nhiều người, nỗi buồn trong nhạc Trịnh cũng như trong cuộc đời là những nỗi buồn thanh sạch, gạn đục khơi trong để xác định thái độ sống. Khi đã yêu cuộc đời này thì xin hãy hết lòng với nó: “Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ” (Mưa hồng) và cùng ông minh định thái độ sống nhân hậu, khoan hòa: “Đời người cũng để sống và hãy thả trôi đi những tị hiềm”.

Ông ra đi, không cần những tụng ca sáo mòn, vẫn sống trong lòng người yêu nhạc. Thời gian càng làm nhạc của ông đẹp thêm, dù không dễ gì để hiểu hết di sản ông để lại cho đời, chẳng hạn, từ những câu từ lạ lẫm và đa nghĩa. “Từ hoang xưa dấu chân anh dã cầm. Ôi vết hằn ghi trên bồn gió hoang. Chờ ta da du một chuyến. Ôi môi hờn xin đừng kể lại tích xưa buồn hơn” (Vết lăn trầm). Vâng, ông đã “da du một chuyến đi” thật dài và ông lại trở về trong sự trọng vọng, yêu mến của người đời.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo