Căn cứ vào Công ước Liên Hiệp Quốc (LHQ) về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, Philippines đệ đơn kiện Trung Quốc lên Tòa án Trọng tài quốc tế vào tháng 1-2013. Phía Trung Quốc từ chối tham dự phiên tòa quốc tế này và Chánh án Tòa án LHQ về Luật biển (ITLOS) Shunji Yanai đã chỉ định thẩm phán người Ba Lan đại diện cho Trung Quốc.
Phía Philippines chỉ định thẩm phán người Đức kiêm cựu chủ tịch ITLOS Rudy Wolfrum làm đại diện. Nếu 3 thành viên còn lại của hội đồng trọng tài được chỉ định, quá trình xét xử sẽ được tiến hành mà không cần đến sự có mặt của Trung Quốc.
Trước những diễn biến nêu trên, theo trang Sankei của Nhật, Trung Quốc đang gây áp lực đối với ASEAN, trong đó có Singapore và Malaysia, để ngăn cản việc “xét xử vắng mặt” trên. Ngoài ra, Trung Quốc đang có ý đồ cô lập Philippines bằng cách phân hóa nội bộ ASEAN và răn đe khiến một số nước trong khu vực không có cơ hội tận dụng vụ kiện của Philippines.
ASEAN quan ngại rằng việc Trung Quốc phản đối vụ kiện của Philippines
sẽ càng khiến cho quá trình bàn thảo về quy tắc ứng xử thêm bế tắc. Ảnh: MAINICHI
Liên quan đến quy tắc ứng xử “xem xét lại” việc rút đơn kiện, ASEAN đang thương lượng với Trung Quốc nhằm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) nhưng Trung Quốc vẫn liên tiếp từ chối tham gia các cuộc tham vấn chính thức đó.
Vì vậy, ASEAN quan ngại rằng việc Trung Quốc phản đối vụ kiện của Philippines sẽ càng khiến cho quá trình bàn thảo về quy tắc ứng xử thêm bế tắc.
Trong khi đó, báo The Philippine Star hôm 30-3 đưa tin các chuyên gia thuộc Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS) cho rằng có khả năng giới lãnh đạo Trung Quốc quyết định tham gia các cuộc đàm phán ngầm với Philippines để Manila rút lại đơn kiện.
Học giả chuyên về khoa học chính trị và lịch sử người Malaysia Farish Ahmad Noor, hiện công tác tại trường đại học Kỹ thuật Nanyang, cho rằng ASEAN cần tìm cách để tăng cường bảo đảm an ninh lương thực trong khi không làm mếch lòng một láng giềng hùng mạnh như Trung Quốc vốn đang gánh trên lưng dân số khổng lồ.
Bình luận (0)