xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bí mật vũ khí Nga: Đại tu lá chắn tên lửa

NGÔ SINH

Chính sự phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ đã cổ vũ các lực lượng vũ trang Nga tìm cách phản ứng trước những thách thức nghiêm trọng đó

Nước Nga có kế hoạch tăng kinh phí quốc phòng hằng năm từ mức 3% GDP lên 3,7% vào năm 2015. Lực lượng tên lửa chiến lược của Nga sẽ sử dụng một phần đáng kể trong khoản tăng thêm này. Riêng chương trình tên lửa hạt nhân chiếm hầu hết phần tăng ngân sách đó.
 
Trước mắt, theo ông Vladimir Komoyedov, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng của Đuma Quốc gia Nga, ngân sách chi cho tên lửa hạt nhân sẽ đạt đến mức 101,15 tỉ rúp trong giai đoạn 2013-2015, so với 27,4 tỉ rúp năm 2012.

Để bảo vệ lãnh thổ

Ông Igor Korotchenko, Chủ tịch Hội đồng Công luận thuộc Bộ Quốc phòng Nga, Tổng Biên tập tạp chí Natsionalnaya Oborona, gọi sự kiện tăng ngân sách để phát triển tên lửa hạt nhân là một hiện tượng tự nhiên. “Đây là thực tế khách quan, phản ánh bản chất của tình hình chính trị toàn cầu hiện nay và có thể dự đoán được. Nếu như Nga muốn bảo vệ quyền lợi quốc gia của mình thì nước này phải đáp ứng các yêu cầu cho nhiệm vụ đó” - ông nhấn mạnh.
 
img
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava. Ảnh: RIA NOVOSTI

Trung tướng Yevgeny Buzhinsky, cựu vụ trưởng Vụ Hợp tác Quân sự Quốc tế thuộc Bộ Quốc phòng Nga, lưu ý rằng mức tăng tài chính cho ngân sách quốc phòng xuất phát từ thực tế chênh lệch về khoản chi này giữa Nga so với các cường quốc trên thế giới vào những năm 1990. Ông giải thích: “Cần phải xây dựng lực lượng vũ trang tương xứng để đất nước không bị tụt hậu so với các cường quốc quân sự trên thế giới”.

Theo ông Korotchenko, việc tăng ngân sách quốc phòng cho chương trình vũ khí hạt nhân nhằm sản xuất đại trà các tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn loại mới, đặc biệt là Bulava và RS-24 Yars, bởi “chúng rất cần thiết cho các lực lượng vũ trang của Nga, căn cứ vào các kế hoạch thải loại một bộ phận đáng kể các loại vũ khí chiến lược của Nga. Đó là những loại vũ khí đã hết hạn sử dụng cần được thay thế”.

Đầu tháng 9-2012, đại tướng Sergei Karakayev, Tư lệnh Lực lượng Tên lửa chiến lược, cho biết Nga sẽ chế tạo một loại tên lửa đạn đạo liên lục địa hạng nặng mới với năng lực chuyên chở 5 tấn, gấp 4 lần so với tên lửa Yars hoặc Topol. Một tháng sau, theo website Russia & India Report, Bộ Quốc phòng Nga đã thông qua bản thiết kế đồ họa loại tên lửa đạn đạo mới liên lục địa nhiên liệu lỏng cho lực lượng tên lửa chiến lược.
 
Phát biểu về khung thời gian để chế tạo loại tên lửa vừa nêu, Phó Tổng Giám đốc Công ty Công nghiệp Quân sự NPO Mashinostroyeniya, ông Andrei Goryaev, cho biết công trình này sẽ phải cần đến 10 năm ; sau 30 năm gián đoạn việc chế tạo, đất nước Nga có thể gặp phải nhiều khó khăn ở các giai đoạn khác nhau mà không thể tiên liệu được.

Duy trì thế cân bằng

Đại tá Vadim Koval, người phát ngôn của Lực lượng Tên lửa chiến lược Nga, cho biết Nga đang nhắm đến việc phát triển hệ thống tên lửa đạn đạo lưu động. Tuy nhiên, hãng tin Interfax trích lời đại tá Koval tiết lộ rằng hiện vẫn chưa có quyết định cuối cùng về hệ thống này.
 
Ưu thế của hệ thống tên lửa đạn đạo lưu động là đối phương không thể biết được vị trí đặt các tên lửa, giúp vũ khí này trở nên hữu dụng hơn trong cuộc chiến sử dụng vũ khí hạt nhân. Hiện hệ thống tên lửa đạn đạo lưu động mới nhất của Nga đã được đưa ra khỏi nhiệm vụ chiến đấu năm 2003 như một bộ phận của Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược II được ký kết với Mỹ năm 1993.
 
img
Tên lửa RS-24 Yars. Ảnh: VIF2

Rõ ràng, vũ khí hạt nhân không được Nga thiết kế cho các xung đột địa phương mà để duy trì thế cân bằng sức mạnh trong cuộc đối đầu địa chính trị với Mỹ. Sự kiện Mỹ phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu như một thách thức đã buộc các lực lượng vũ trang Nga có phản ứng thích hợp.

Tổng thống Vladimir Putin đã từng tuyên bố trong bài viết đăng trên báo Rossiiskaya Gazeta: “Trở nên hùng mạnh: Đó là sự bảo đảm an ninh quốc gia đối với Nga”. Bình luận về thách thức từ hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, ông Putin đã hứa rằng phản ứng về quân sự của Nga trước hệ thống lá chắn tên lửa toàn cầu của Mỹ, kể cả chương trình ở châu Âu, sẽ đạt hiệu quả tối ưu. Chẳng có tình huống nào có thể buộc Nga từ bỏ năng lực đánh chặn chiến lược của mình. Ở đây, vai trò mới của vũ khí hạt nhân của Nga được miêu tả như sau: Bảo đảm cho Nga sự cân bằng về hạt nhân và tên lửa chiến lược, đồng thời loại bỏ trường hợp không một bên nào chiếm ưu thế khi sử dụng vũ khí hạt nhân.
 

Hợp tác với NATO?

Trả lời phỏng vấn báo Kommersant (Nga), Phó Tổng Thư ký NATO Alexander Vershbow thông báo có thể cả NATO và Nga sẽ cùng nỗ lực xây dựng hệ thống phòng thủ lá chắn tên lửa nhằm bảo vệ cả hai phía. “Chúng tôi đã thảo luận những khả năng hợp tác mới trong lĩnh vực lá chắn phòng thủ tên lửa vốn đã được mở ra sau tuyên bố gần đây từ phía Mỹ (khước từ giai đoạn thứ tư trong triển khai hệ thống phòng thủ lá chắn tên lửa)” - ông Vershbow cho biết.

Ông Vershbow cũng tiết lộ thêm: Phía NATO chịu trách nhiệm bảo vệ lãnh thổ của toàn khối, còn Nga bảo vệ lãnh thổ của mình nhưng vẫn có khả năng hợp nhất 2 hệ thống. Ông nói: “Chúng tôi đề nghị thành lập 2 trung tâm cho phép Nga và NATO trao đổi thông tin suốt ngày đêm, trong đó có cả thông tin tình báo, đồng thời thực hiện kế hoạch chung cũng như phối hợp hoạt động”.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 1-4

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo