Quân đội Mỹ từng sử dụng căn cứ quân sự và sân bay dân sự ở Philippines để sửa chữa, tiếp nhiên liệu máy bay và tàu chiến phục vụ cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan.
Hiện thời, tàu Mỹ đang ở trong căn cứ hải quân Subic, căn cứ cũ của Hạm đội 7, và máy bay Mỹ đang đậu ở sân bay Clark gần đó. Clark cũng là một căn cứ không quân của Mỹ trên hòn đảo chính Luzon trước đây.
Ông Albert del Rosario nói trước báo giới tại một căn cứ quân sự ở Manila: “Tôi nghĩ trên cương vị đồng minh, hai bên nên giúp đỡ lẫn nhau nếu xảy ra một cuộc tấn công. Đó là những gì mà hiệp ước phòng thủ chung quy định”. Manila đã ký Hiệp ước phòng thủ chung với Washington năm 1951và là một mắt xích quan trọng trong chuỗi liên minh giữa Mỹ và các nước châu Á – Thái Bình Dương (gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan và Úc).
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết Manila sẵn sàng hỗ trợ Mỹ
nếu chẳng may xảy ra xung đột với Triều Tiên. Ảnh: INQUIRER
Bắt đầu từ ngày 5-4, Philippines và Mỹ bắt đầu cuộc tập trận chung mang tên Balikatan (Vai kề vai) dự kiến kéo dài 12 ngày, giữa lúc căng thẳng leo thang ở bán đảo Triều Tiên và trên biển Đông. “Balikatan đóng góp quan trọng không chỉ trong việc chuẩn bị cho lực lượng Mỹ và Philippines hợp tác mà còn giúp xây dựng năng lực tự vệ của Manila” – ông Del Rosario nói.
Khoảng 8.000 binh sĩ Mỹ và Philippines tham gia cuộc tập trận Balikatan năm nay. Theo kịch bản, gần 10 nước châu Á – Thái Bình Dương sẽ tham gia vào một cuộc diễn tập với tình huống là xử lý vụ va chạm tàu trên một tuyến vận chuyển hàng hải tấp nập như biển Đông.
Trong một diễn biến liên quan, không quân và hải quân Philippines đã chuẩn bị sẵn sàng 3 máy bay vận tải, 3 tàu thuyền phòng khi buộc phải sơ tán công dân nước này tại Hàn Quốc.
Bình luận (0)