Học sinh Trường THPT Nguyễn Hiền ném giấy ăn mừng khi biết không phải thi tốt nghiệp môn sử. Ảnh chụp từ clip
Trong kỳ thi Olympic truyền thống 30-4 diễn ra từ ngày 5 đến 7-4, Trường THPT Nguyễn Hiền đạt 2 HCV, 1 HCB môn lịch sử. Đáng lưu ý, những học sinh đạt giải này đều là học sinh học ban A của trường. |
Em Thiện Phú (lớp 12A1) cho biết không phải các em quay lưng với môn sử nhưng nếu được lựa chọn thì các em thích thi các môn khác bởi nội dung ôn tập môn sử dài, khó nhớ. Vì vậy, khi nghe thông tin không phải thi môn sử, các em như trút được gánh nặng nên cứ thấy giấy nháp là xé để giải tỏa tâm lý căng thẳng trong mùa thi.
Trước đó, trưa 7-4, trên mạng facebook của trường Nguyễn Hiền đã đăng lời đính chính: “Những tờ giấy mà các học sinh lớp 12 xé là những tờ giấy quảng cáo ĐH, giấy vụn, giấy nháp mà thôi... Ai mà không yêu sử, có điều đó là môn mà phải học bài, nên khi được thông tin thi tốt nghiệp không có môn sử thì ai cũng vui mừng. Mừng đó không phải mừng vì môn mình ghét không có mà mừng vì đỡ một gáng nặng.
Trang facebook của Trường Nguyễn Hiền đăng tin đính chính
Chúng em phấn khích nên làm như vậy để tạo hào hứng hơn trong mùa thi, chứ không phải chúng em ghét bỏ gì môn sử. Chúng em yêu sử Việt. Lớp 12 rồi, năm cuối cấp 3 rồi, sắp là sinh viên rồi, chúng em đã biết suy nghĩ rồi, chứ không hồ đồ đâu. Thử hỏi nếu xé đề cương rồi thì làm sao chúng em thi học kì II đây?”.
Hiện nay, nhiều học sinh trong trường đều đồng loạt thay avatar trên facebook bằng đề cương sử của mình với hi vọng cộng đồng mạng không đi quá xa với vụ việc trên.
Cần thay đổi chương trình môn sử
Việc dạy và học môn sử hiện nay còn nhiều hạn chế như chương trình sách giáo khoa quá nặng với nhiều nội dung không cần thiết. Khi học sinh học về lịch sử, điều cần học là sự kiện. Do vậy nên đi sâu vào phân tích bối cảnh, sự kiện, không gian chứ không nên quá coi trọng con số tỉ mỉ; chẳng hạn bao nhiêu người bị thương, số người chết, huy động bao nhiêu xe tăng, tiêu diệt được bao nhiêu kẻ địch...
Thầy Nguyễn Cảnh Tân, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hiền
Trong quá trình học lịch sử ở lớp 10, 11, giáo viên có thể linh động về phương pháp giảng dạy để các em dễ nhớ, dễ học. Tuy nhiên, đến lớp 12, học sinh buộc phải học y như sách giáo khoa, ghi nhớ các con số khô khan để có thể đạt điểm cao trong các kỳ thi tốt nghiệp, ĐH.
Cô Nguyễn Kim Tường Vy,
Tổ trưởng Tổ lịch sử Trường THPT Nguyễn Hiền
|
Bình luận (0)