xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Học” bảo vệ bờ biển

Bài và ảnh: MINH KHANH

Là 1 trong 10 TP lớn trên thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng do biến đổi khí hậu (BĐKH), TPHCM hy vọng việc phát triển ra biển sẽ là cơ hội để “sống chung” với BĐKH

Ngày 8-4, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) TPHCM phối hợp Đại sứ quán Hà Lan tại Hà Nội và Lãnh sự quán Hà Lan tại TPHCM tổ chức hội thảo Bảo vệ vùng ven biển và quản lý sông, rạch ứng phó với BĐKH.
Ông Đào Anh Kiệt, Giám đốc Sở TN-MT, cho biết kinh nghiệm quản lý nước của các chuyên gia đến từ Hà Lan cũng như kinh nghiệm bảo vệ bờ biển của một số tỉnh, thành sẽ là những bài học quý cho TPHCM trong quá trình phát triển về phía biển.
img
Hệ thống sông, kênh rạch ở TPHCM chưa được tận dụng để ứng phó với biến đổi khí hậu

Bảo vệ và tận dụng

Mạng lưới đường sông của TP dài hơn 975 km, đóng vai trò to lớn trong GTVT đường thủy, du lịch, góp phần tạo cảnh quan cho môi trường… Tuy nhiên, vấn đề sạt lở, bồi lắng và ô nhiễm hệ thống sông, kênh rạch ngày càng diễn biến phức tạp. Sở GTVT thống kê từ năm 2007-2012, trên địa bàn TP xảy ra 52 vụ sạt lở sông, kênh rạch và có dấu hiệu gia tăng do khó dự báo quy luật xói bồi.
Hầu hết các tuyến sông, kênh rạch đều bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là các tuyến kênh trong nội ô, như: Tàu Hũ, Bến Nghé, Đôi, Tẽ… Đây là thách thức lớn trong vấn đề quản lý nguồn nước hiện nay của TP. Tình trạng xả rác không chỉ gây ô nhiễm mà còn kết hợp với phù sa gây bồi lắng hệ thống kênh rạch.
Hằng năm, Khu Quản lý thủy nội địa (Sở GTVT) tiến hành khai thông, nạo vét luồng tuyến nhưng chỉ đáp ứng khoảng 3% hệ thống kênh rạch. Hiện nay, TP cần phải nạo vét khá nhiều tuyến kênh rạch để kết nối liên vùng nhưng chưa giải quyết được nguồn vốn. Theo Sở GTVT đề xuất, các công trình cải tạo hệ thống kênh rạch, chống sạt lở hiện nay chỉ có nhiệm vụ bảo vệ bờ sông mà chưa lợi dụng được lợi thế của dòng sông phục vụ công tác cải tạo môi trường.
Vì vậy, vừa lãng phí, vừa không phù hợp quy hoạch lâu dài. Vấn đề cần làm đầu tiên là hoàn thiện quy hoạch chỉnh trị tổng thể hệ thống sông rạch. Quy hoạch này cần thỏa mãn yêu cầu phát triển của tất cả các ngành kinh tế, thủy lợi, giao thông, du lịch - dịch vụ… Bên cạnh đó, những con sông, rạch cần phải “kênh hóa” để bảo vệ bờ và khai thác dải đất ven sông, đáp ứng sự gia tăng của đô thị hóa… Ngoài ra, cũng cần phải có những con sông, rạch “nguyên bản” để cải thiện  môi trường cho TP.

Nhờ vào cộng đồng

Theo ông Martien Beek, Bí thư thứ nhất quản lý nước Đại sứ quán Hà Lan tại Hà Nội, việc quản lý, bảo vệ vùng ven biển không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà nên vận động cộng đồng, nhất là các chủ khách sạn, resort ven biển…, để họ cùng bảo vệ bờ biển trước tình trạng xói mòn.  Bình Thuận là một trong những địa phương đối mặt với tình trạng xói lở bờ biển nghiêm trọng, nhiều khu dân cư bị xóa sổ do biển xâm thực. 
Chia sẻ tại hội thảo, ông Lê Hùng Việt, Phó Giám đốc Sở TN-MT Bình Thuận, cho biết đê kè biển đang là giải pháp chủ yếu của tỉnh này chống lại nạn xói lở bờ biển. Toàn tỉnh Bình Thuận hiện có hơn 15.000 m đê kè biển, tổng kinh phí đầu tư hơn 200 tỉ đồng. Công nghệ chủ yếu là mái kè, gồm lớp vải địa kỹ thuật, đá dăm đệm và tấm bê tông liên kết mảng mềm, chân khay là ống buy, bên trong bỏ đá hộc.
Riêng bờ biển Hàm Tiến - Mũi Né có nhiều resort và khu du lịch nghỉ dưỡng, đã xây dựng gần 3.000 m kè với kết cấu kiên cố. Bình Thuận cũng có những đê kè biển được xây dựng từ nguồn vốn của các doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, công trình dạng này có hình thức, kết cấu rất đa dạng và không có cơ quan quản lý Nhà nước về tuyến công trình nên đã giảm giá trị cảnh quan khu du lịch.
Ông Việt cũng cho rằng nên mô phỏng các kịch bản BĐKH vào quy hoạch bảo vệ bờ biển để quyết định thực hiện bảo vệ vùng nào trước, vùng nào sau. Bên cạnh hệ thống kè bảo vệ, Bình Thuận cũng triển khai công tác trồng rừng phòng hộ. Theo quy hoạch công trình chống xói lở bờ biển giai đoạn 2011 - 2020 của Bình Thuận, tổng diện tích rừng phòng hộ cần đạt 247 ha.

Quản lý nguồn nước

Cùng ngày, lãnh đạo TPHCM và TP Rotterdam - Hà Lan đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực thích ứng BĐKH giai đoạn 2013-2015. Theo đó, Rotterdam sẽ tiếp tục hỗ trợ TPHCM nghiên cứu phát triển về phía biển trong điều kiện BĐKH, giai đoạn này sẽ tập trung nhiều vào quản lý nguồn nước. Bà Alexandra Carla Van Huffelen, Phó thị trưởng TP Rotterdam, cho biết để tiến ra biển, Rotterdam có hẳn một chương trình quản lý nước dành riêng cho vùng châu thổ. Bên cạnh các giải pháp bảo vệ vững chắc vùng châu thổ, Rotterdam cũng phát triển các khu lấn biển bằng các dải san hô nhân tạo, vùng đầm lầy ngập mặn và đệm cát…, đặc biệt chú trọng bảo vệ các khu rừng ngập nước ven biển.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo