xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cắn răng chờ giảm lãi suất

THÁI PHƯƠNG

Lãi suất cho vay đã hạ nhưng nhiều khách hàng đang vay vốn ngân hàng vẫn phải cắn răng trả lãi trên 15%/năm, nhất là các khoản vay cũ

Theo TS Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, việc giảm lãi suất cho vay phụ thuộc vào quá trình xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng (NH) và khơi thông đầu ra cho thị trường. Từ nay đến cuối quý III/2013, ông cho rằng NH cần tiếp tục kéo giảm lãi suất cho vay về mức 10%/năm để hỗ trợ tốt hơn cho nền kinh tế.

img

Nhiều doanh nghiệp vẫn phải vay vốn ngân hàng với lãi suất 15%-16%/năm. Ảnh: TẤN THẠNH

Mắc kẹt với các khoản vay cũ

Hiện tại, dù trần huy động kỳ hạn ngắn đã giảm về 7,5%/năm (từ ngày 26-3) nhưng lãi suất cho vay tại các NH thương mại đang có sự chênh lệch lớn. Đồng thời, từ tháng 7-2012, dù Thống đốc NH Nhà nước đã yêu cầu hạ lãi suất các khoản vay cũ về mức 15%/năm để hỗ trợ doanh nghiệp (DN) nhưng đến nay, không ít khách hàng vẫn phải trả lãi trên mức này.

Nếu so với trần huy động, nhiều DN đang phải vay với mức lãi suất quá cao. Tại một cuộc họp của Hiệp hội DN TPHCM mới đây, nhiều DN than đang phải vay với mức lãi suất 15%-18%/năm. Cá biệt, đại diện một DN ngành dược tại quận 8 cho biết đang phải tiếp tục trả lãi hằng tháng cho khoản vay trung hạn với lãi suất lên đến 19,2%/năm.

Phó Giám đốc Sở Công Thương TPHCM, bà Lê Ngọc Đào, cho rằng dù NH Nhà nước nói các khoản vay cũ đã hạ về dưới mức 15%/năm nhưng thực tế, không ít DN vẫn đang phải trả lãi cao hơn mức này rất nhiều. Do đó, NH Nhà nước cần sớm điều chỉnh giảm lãi suất đối với các khoản vay cũ.

Không chỉ DN, nhiều khách hàng cá nhân đang vay vốn tại các NH thương mại cũng bị neo lãi suất cao. Chị Lê Thị Bích Phượng, nhà ở quận Tân Bình - TPHCM, cho biết năm 2010, chị có vay 800 triệu đồng để mua nhà tại một chi nhánh NH thương mại ở quận 1 với lãi suất ban đầu là 16,8%/năm. “Có thời điểm, mức lãi suất “đỉnh” mà tôi phải trả tới 26%/năm, số tiền lãi trả mỗi kỳ có khi gấp đôi tiền gốc” - chị Phượng nói. Đến nay, dù các NH thông báo hạ lãi suất nhưng khoản vay còn hơn 600 triệu đồng của chị vẫn đang phải chịu lãi suất rất cao, gần 18%/năm, không thấy NH điều chỉnh giảm gì cả.

Đối với các khoản vay mới, nhiều NH cho biết không ít DN hiện đã được áp dụng lãi suất 10%/năm. Tuy nhiên, theo TS Trần Du Lịch, lãi suất cho vay 10%/năm đã xuất hiện nhưng chỉ là trường hợp cá biệt, dành cho DN có tài chính tốt, tín nhiệm cao với NH. Còn DN có điều kiện tài chính không tốt vẫn phải vay lãi suất 15%-16%/năm.

“Chưa bao giờ lãi suất cho vay lại phân hóa mạnh và có biên độ chênh lệch lớn giữa các DN như hiện nay. Do đó, khi kêu gọi lãi suất cho vay hạ về mức 10%/năm, nghĩa là đa số DN trong nền kinh tế tiếp cận được mức lãi suất này, chứ không phải cá biệt” - TS Trần Du Lịch nhìn nhận.

img
Theo nhiều chuyên gia, để hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp và nền kinh tế,
cần hạ lãi suất cho vay về mức 10%/năm chứ không phải trên 15% như hiện nay.
Trong ảnh: Khách hàng vay tiền tại một ngân hàng thương mại ở TPHCM Ảnh: QUỐC THẮNG

Lãi suất cao vì vốn “chết”

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô quý I/2013, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho biết thanh khoản NH tiếp tục ổn định, lãi suất liên NH ở mức khá thấp, mặt bằng lãi suất có xu hướng giảm theo sát diễn biến lạm phát nhưng chưa như mong đợi của DN. Vốn tín dụng vào khu vực sản xuất chưa cải thiện nhiều so với cuối năm ngoái, cho thấy khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu.

Tính đến ngày 21-3, tín dụng toàn hệ thống chỉ tăng 0,03% trong khi huy động tăng 3,86% so với thời điểm cuối năm. Tại TPHCM, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NH Nhà nước Chi nhánh TP, cho biết: “Tính đến hết tháng 3, tín dụng trên địa bàn chỉ tăng 0,58%”.Vốn tín dụng bị ế, các NH thương mại huy động xong đành đem mua trái phiếu Chính phủ với khối lượng lớn.

Để hỗ trợ tốt hơn cho DN và nền kinh tế, cần hạ lãi suất về mức 10%/năm. Nhưng theo TS Trần Du Lịch, muốn các NH thương mại hạ lãi suất không đơn giản. Theo lý thuyết, khi trần lãi suất huy động hạ về 7,5%/năm và cho vay 10,5%/năm, NH đã có lợi nhuận. Tuy nhiên, NH thương mại chỉ huy động mà không cho vay được hoặc không dám cho vay vì sợ rủi ro khiến một lượng tiền lớn “nằm chết” trong hệ thống, không sinh lãi. Kết quả, với những khoản cho vay được, NH phải neo lãi suất cao để bù đắp rủi ro.

Theo các chuyên gia kinh tế, để đẩy mạnh tín dụng, các NH thương mại nên mạnh dạn lựa chọn DN, dù vướng nợ xấu nhưng nếu có triển vọng phát triển thì vẫn nên cho vay. Quan trọng là các NH cần thẩm định kỹ, giám sát dòng tiền của DN một cách cẩn thận vẫn có thể tìm được khách hàng vay vốn.

Đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu

Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia nhận định vấn đề nợ xấu một khi chưa được khắc phục cơ bản vẫn sẽ là một trong những trở ngại lớn cho việc tiếp cận vốn NH của các DN. Mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 12% vẫn đối mặt thách thức lớn. Vì vậy, cần tiếp tục điều chỉnh hạ lãi suất để giảm chi phí tài chính cho DN. Ngoài ra, cần đẩy nhanh tiến trình xử lý nợ xấu, sớm đưa công ty mua bán nợ vào hoạt động và chủ động đưa ra các gói hỗ trợ lãi suất để hỗ trợ khu vực xây dựng và thị trường bất động sản…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo