xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mỏi mắt chờ tàu sắt

Bài và ảnh: TỬ TRỰC

Các dự án đóng tàu sắt cho ngư dân “ngủ quên” quá lâu, nhiều ngư dân không còn mặn mà vì kinh phí quá lớn

Năm 2011, tỉnh Quảng Ngãi là một trong những địa phương đầu tiên thực hiện đề án hiện đại hóa tàu cá đánh bắt xa bờ cho ngư dân. Tháng 7-2012, tỉnh  này trình Thủ tướng Chính phủ đề án này và được phê duyệt, đóng thí điểm 22 tàu sắt (công suất từ 400-800 CV) với tổng kinh phí 174 tỉ đồng.

Theo ông Dương Văn Tô, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ngãi, dự án đến nay vẫn chưa thực hiện được vì vướng một số thủ tục liên quan đến vốn của ngư dân. “Hiện dự án đang rà soát lại những đối tượng đủ tiêu chuẩn làm hợp đồng, sau đó trình mẫu thiết kế để ngư dân thấy có phù hợp không, rồi chọn chủ đầu tư mới tiến hành đóng. Ban đầu, 20 ngư dân đăng ký tham gia dự án này nhưng giờ chỉ còn 11 người” - ông Tô nói. Cũng theo ông Tô, nguyên nhân chủ yếu là do vốn đầu tư quá lớn, không phải ai cũng mặn mà với đề án này mà chỉ có những ngư dân có thực lực tài chính mới tham gia. Hơn nữa, việc vận hành quản lý được con tàu sắt không phải đơn giản nên nhiều ngư dân không dám mạo hiểm.

img
Tỉnh Quảng Ngãi có gần 6.000 tàu cá nhưng 100% hiện nay là tàu gỗ

Theo ngư dân Nguyễn Hữu Ngọt (ngụ xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn), năm 2012, khi hay tin ngành chức năng về tận xã triển khai dự án đóng tàu sắt cho ngư dân, ai nấy đều rất hào hứng vì tàu sắt là niềm mơ ước bấy lâu của bà con, vừa an toàn vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhưng khi nghe nếu đóng tàu 400 CV phải tốn từ 5-7 tỉ đồng, nhiều người lắc đầu vì số tiền quá lớn, trong khi họ chỉ được vay ưu đãi, lại còn phải có tiền đối ứng 30% giá trị con tàu. “Thiệt tình, nếu ngư dân tụi tôi đóng tàu gỗ khoảng 700-800 CV, giá cũng tầm khoảng 3 tỉ đồng. Nhưng cả xã Bình Chánh cũng chỉ có 1 người làm được, giờ nghe tàu sắt ngốn tiền như vậy, tụi tôi không dám làm” - ông Ngọt nói.   

Còn ngư dân Nguyễn Văn Thạnh (ngụ xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) cho biết ban đầu triển khai có 5 ngư dân đăng ký tham gia nhưng sau đó rút hết đơn. “Dù biết là tàu gỗ chỉ thọ được khoảng 10 năm, tàu sắt, có thể thọ gấp đôi nhưng để có được tàu sắt, chúng tôi phải bỏ ra số tiền quá lớn nên không kham nổi”.

Cũng theo ông Dương Văn Tô, chủ trương của dự án là hoàn toàn đúng đắn nhưng để thu hút ngư dân, cần có chính sách ưu đãi đặc biệt hơn”.

Cần chính sách đặc biệt

Trong khi dự án này không khả thi, mới đây, nhà đầu tư Kobe (Nhật Bản) ngỏ ý muốn đầu tư đóng hàng ngàn tàu công suất lớn cho ngư dân miền Trung, được nhiều tỉnh, thành quan tâm, ủng hộ. Theo ông Cao Khoa, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh hoàn toàn nhất trí và ủng hộ chủ trương của doanh nghiệp. “Thế nhưng, vấn đề là chúng tôi phải khảo sát, thăm dò ngư dân như thế nào. Ai cũng muốn có con tàu sắt công suất lớn nhưng quan trọng nhất vẫn là tiền đâu để ngư dân mua tàu. Nhiều ngư dân bây giờ đã nợ ngân hàng rồi nên không xoay đâu ra tiền nữa. Nếu có chính sách hỗ trợ đặc biệt cho ngư dân thì dự án sẽ có nhiều người tham gia” - ông Khoa nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo