xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hiểm nguy rình rập phòng trà, quán bar

THỤY VŨ

Vụ cháy ở phòng trà Da Vàng (TPHCM) vừa qua khiến nhiều người giật mình bởi họ đang đùa với nguy hiểm mỗi khi đến giải trí ở những nơi này

Phòng trà ca nhạc Da Vàng trên đường Pasteur, quận 1 - TPHCM bốc cháy vào đêm 16-4 do chập điện đã gióng lên tiếng chuông báo động về tình trạng nguy hiểm đang rình rập tại các phòng trà, quán bar. Hằng đêm, những nơi này có hàng trăm người đến thưởng thức ca nhạc, giải trí nhưng việc an toàn tính mạng không được cả khách lẫn chủ quan tâm.

Những cái “túi” chứa người

“Sợ chết vô duyên” là lý do mà chị Hiền Nguyễn (Việt kiều Mỹ) giải thích vì sao đến phòng trà ca nhạc một lần là không dám quay lại. Không riêng gì Hiền Nguyễn sợ mất mạng mà cả nhóm bạn hơn 20 người của chị cũng có suy nghĩ như vậy. Dù rất thích thưởng thức ca nhạc ở phòng trà nhưng chị quyết không quay trở lại Không Tên một lần nào nữa vì ở đó “không thấy có lối thoát hiểm, lỡ có tai nạn xảy ra, chỉ có chết thôi” - chị Hiền Nguyễn nói.

Hầu hết các phòng trà hiện nay không được xây dựng riêng biệt mà theo tổ hợp kinh doanh gồm cà phê, nhà hàng, cửa hàng bán vật dụng... Chính vì vậy, phòng trà thường nằm trên tầng 1, tầng 2. Với mô hình này, không gian phòng trà thường không thông thoáng lắm, trần nhà thấp và lối vào cũng là lối ra. Điểm chung của các phòng trà hiện nay là cửa vào khá nhỏ, thậm chí khá sâu,  “giống lối vào tầng hầm” ở phòng trà Không Tên.

img
Phòng trà Không Tên - một trong những địa điểm khiến nhiều người lo ngại vì khó tìm lối thoát hiểm. Ảnh: LÊ TUẤN

Phòng trà Không Tên được cải tạo từ mặt bằng của rạp chiếu phim. Lối đi chật hẹp kéo dài từ mặt đường Lê Thánh Tôn - TPHCM vào khán phòng của phòng trà ước đến cả trăm mét.  Có thể hình dung ở đây như chiếc hồ lô, túi chứa người. Chỉ cần có sự cố cháy nổ từ lối vào thì khả năng thoát hiểm cho khán giả sẽ rất khó khăn.

Một số phòng trà dù có lối thoát hiểm phía sau nhưng thường bị đóng kín. Một số ý kiến cho rằng chủ phòng trà đóng cửa thoát hiểm để tránh tình trạng thất thoát thực phẩm hay thậm chí là của cải vật chất tuồn ra ngoài. Chỉ khi nào xảy ra sự cố thì những cánh cửa này mới được mở. Một số phòng trà có cửa hậu nhưng dùng chung làm lối đi cho ca sĩ, giao nhận thực phẩm và thoát hiểm khi cần.

Phòng trà có cửa vào lớn nhất là Đồng Dao - TPHCM. Tuy nhiên, vì cửa vào cũng chính là cửa ra nên dù thoáng cũng chưa chắc đã giải quyết tốt việc thoát hiểm nếu có sự cố xảy ra.

Có lối thoát hiểm chưa chắc an toàn

So với phòng trà, các quán bar mới là những địa điểm dễ xảy ra sự cố hơn cả. Môi trường đầy ắp chất cồn, thuốc lá, sàn gỗ, nỉ, vải vóc trang trí, xô pha nệm, chất cồn để đốt phục vụ cho việc hút shisha, bếp núc nấu ăn và máy lạnh hoạt động hết công suất chính là nguyên nhân của những mối hiểm họa. “Một trong những quán bar khiến người kỹ tính thấy lo ngại nhất hiện nay là V. ở đường Hai Bà Trưng bởi cầu thang lên đó đã nhỏ lại còn làm bằng gỗ không mấy chắc chắn” - anh N.H , một khách đi bar, cho biết.

Hiếm thấy các quán bar có hệ thống chống cháy. Điều này dễ hiểu bởi “nếu gắn chống cháy hoặc báo cháy thì hệ thống ấy sẽ báo cháy thường xuyên bởi khói thuốc luôn đậm đặc ở những nơi này” - anh C. giải thích.  Đó là chưa kể những quán bar nằm chót vót trên tầng 23, thậm chí 50 hay sân thượng của những cao ốc, dù có lối thoát hiểm vẫn không an toàn khi có sự cố cháy nổ xảy ra.

Không mấy người quan tâm

Việc kinh doanh phòng trà, quán bar tại TPHCM thường không ổn định lâu dài. Các chủ thuê mướn mặt bằng cải tạo lại cho phù hợp với loại hình kinh doanh này để khai thác 5, 7 năm nên việc bảo đảm an toàn cho khách không được họ quan tâm đầu tư. Về phía khách, cũng rất ít người đến những nơi này quan tâm đến an toàn thoát hiểm.

Anh K.N cho biết: “Tôi thích đi bar và mỗi tuần tôi đi 5-6 lần với nhiều nhóm bạn của mình. Nơi mà chúng tôi tập trung với nhau là bar L. nhưng thật lòng, tôi chưa bao giờ tự hỏi lối thoát hiểm ở đâu hay có bình chữa cháy ở đó không”. Trong khi đó, anh N.H cũng nói: “Chúng tôi vào bar là để vui vẻ nên cũng chẳng bao giờ quan tâm đến việc có hiểm họa gì rình rập hay không”.

Có lẽ vì chẳng mấy người khách quan tâm, coi trọng việc này nên chủ kinh doanh cũng không bận tâm nhiều trong việc phải trang bị những gì cần thiết bảo đảm an toàn tuyệt đối cho khách hàng.

Ca sĩ Thảo Trang (một trong những ca sĩ rất đắt sô ở các quán bar) cho biết: “Thật ra, những quán bar ở Việt Nam dành cho khách ta hay khách Tây cũng như nhau cả: trần thấp, không gian đặc quánh khói thuốc đầy nguy hiểm. Tuy nhiên, ý thức của cả chủ lẫn khách ở những quán bar dành cho khách Tây có cao hơn. Nhân viên ở đó được trang bị kiến thức giải quyết các hiểm họa nhanh nhẹn hơn. Vụ hỏa hoạn ở phòng trà Da Vàng vừa qua chỉ là cháy nhỏ nhưng nhân viên ai cũng sợ nên tự tìm đường thoát thân”.

Bị đe dọa bằng vũ lực

Ca sĩ Đ. cho biết cô cũng vài lần quăng micro chạy thoát thân khi đang hát vì bên dưới khán phòng khán giả đánh nhau. Chai lọ bị ném tung tóe, bàn ghế được hai phe sử dụng làm vũ khí tấn công nhau. Ai nấy trông thấy đều sợ xanh mặt, chạy thoát thân là cách tốt nhất. Khi đã vào bar, với chất kích thích trong người, không phải khách nào cũng có khả năng kiểm soát bản thân. Tuy nhiên, với ca sĩ T., nỗi kinh hoàng trong cuộc đời cô là khi chứng kiến một khán giả chĩa súng (không biết thật hay giả) vào một ca sĩ đang hát trên sân khấu tại một bar ở TP Vinh, yêu cầu cô này “lập tức cút khỏi sân khấu, không thì ăn đạn”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo