xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bắt bệnh “thảm họa dịch thuật”

Bài và ảnh: Hoàng Lan Anh

“Thảm họa dịch thuật” đã không còn là cụm từ xa lạ trên báo chí, các diễn đàn mạng và cả trong những cuộc hội thảo về dịch thuật. Tình trạng dịch sai, dịch ẩu… không chỉ xảy ra đối với những dịch giả trẻ mà ngay cả những dịch giả uy tín cũng bị dư luận kêu ca.

 Những thứ họ mang, tập truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Mỹ Tim O’Brien, được dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng chuyển ngữ, Công ty Nhã Nam và NXB Văn học ấn hành, đến thời điểm này vẫn thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận bởi nhiều câu dịch bị coi là quá tục tĩu. Cuộc tranh luận chia thành hai phe, một bên  quả quyết việc văng tục ấy đúng với ngữ cảnh, đúng nghĩa với nguyên bản; bên khác cho rằng quá tục tĩu, không phù hợp với văn hóa của người đọc Việt. Thậm chí, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, còn đích thân liên hệ với nhà văn Tim O’Brien để đi đến cùng sự đúng - sai.
 
img

Từ trái qua: Các dịch giả Phạm Xuân Nguyên, Lê Hồng Sâm, Trịnh Lữ, Lương Việt Dũng trao đổi tại buổi tọa đàm

Chưa hết, trong cuốn Hồi ký của một tay súng bắn tỉa được Alphabooks và NXB Thế giới ấn hành, dịch giả Đoàn Châu Hoài Giang cũng phát hiện rất nhiều lỗi sai. Theo đánh giá của dịch giả này, người dịch và người biên tập cuốn sách đã trình bày một thứ tiếng Việt yếu kém, nghèo nàn, ngô ngọng và thiếu thẩm mỹ. Thêm vào đó, người dịch đã mắc các lỗi như dịch sai, dịch cẩu thả, dịch bịa đặt (chứ hoàn toàn không phải là dịch thoáng), dẫn đến sự chính xác của cả ngôn từ lẫn lịch sử đã không được tôn trọng…

Cuộc tọa đàm Dịch thuật trong thực tế xuất bản được Trung tâm Văn hóa Pháp và Công ty Nhã Nam tổ chức vào sáng 8-5 tại Hà Nội đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều dịch giả. Nói như dịch giả Phạm Xuân Nguyên, tới dăm ba thế hệ dịch giả cùng có mặt để nhìn thật, nói thẳng với nhau về dịch thuật. Dịch giả Lê Hồng Sâm cho hay không phải thế hệ trước của bà dịch không sai nhưng phần lớn dịch giả là những người học rộng, có tấm lòng.

Trong khi đó, theo dịch giả trẻ tuổi Lương Việt Dũng, nếu làm việc một cách nghiêm cẩn như các bậc tiền bối thì sức ép quá lớn. Lương Việt Dũng thừa nhận ngay tại thời điểm này, khi nhìn lại các tác phẩm mà mình đã chuyển ngữ, anh cũng phát hiện vô số lỗi sai. “Đôi lúc cái sai không phải là từ thái độ làm việc thiếu cẩn trọng mà do độ thấm văn hóa bản địa chưa đạt được như mong muốn, sai do việc nắm bắt ngôn ngữ gốc… Có những phương ngữ trong tiếng Việt mà mình không hiểu rõ, không thể hiện hết linh hồn của từ đó” - dịch giả trẻ này nói.

Lý giải cho việc người trẻ thường mắc lỗi, Lương Việt Dũng cho rằng dịch giả cũng giống như những người thợ. Khởi đầu là thợ học việc, sau rồi lên thợ chính và cuối cùng sẽ được tôn vinh là nghệ nhân. Đào Bích Liên, người nổi lên gần đây với một số tác phẩm dịch từ tiếng Trung Quốc, cũng thừa nhận cô dịch các tác phẩm ấy mà chưa hề có nền tảng, khái niệm hay định hướng gì về việc dịch thuật.

TS Nguyễn Thị Minh Thái thổ lộ bà sợ nhất là dịch sai chứ không phải là dịch sát nghĩa quá bởi rõ ràng tự thân câu chuyện đó là như thế. Nếu thấy tục quá thì đừng dịch nữa, còn khi dịch thì phải chấp nhận ý đồ nghệ thuật của tác giả. “Nhiều người thắc mắc  cuốn sách ấy ở nước ngoài là best - seller sao mình không dịch nhưng khi dịch xong, lại có nhiều người kêu ầm lên là sao tục thế? Vì thế, cần thiết phải đưa ra một hệ thống chỉ dẫn, chỉ báo chứ không phải cứ thích gì là dịch nấy”- bà Thái đề nghị.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo