xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phạt nặng nhưng dễ tiêu cực

Bài và ảnh: THU SƯƠNG

Nếu áp dụng mức phạt theo dự thảo nghị định, nhiều doanh nghiệp sẽ phá sản nhưng ngân sách Nhà nước chưa chắc đã bội thu

Ngày 8-5, Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) TPHCM đã tổ chức đối thoại với doanh nghiệp (DN) về mức xử phạt mới của dự thảo nghị định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (dự thảo).
 
img

Đại biểu HĐND TPHCM giám sát hệ thống xử lý nước thải ở KCN Tân Tạo

Dễ phá sản

Dự thảo nâng mức phạt cao nhất lên đến 2 tỉ đồng (quy định hiện hành là 500 triệu đồng). Đại diện công ty hạ tầng của KCN Tây Bắc Củ Chi cho rằng đa phần các DN hoạt động trên địa bàn TP có quy mô vừa và nhỏ, thậm chí nhiều cơ sở chỉ đăng ký vốn hoạt động khoảng 2 tỉ đồng, nếu dính phạt chắc chắn sẽ phá sản.

Đại diện KCX Linh Trung kiến nghị nên xem xét hoạt động DN trong quá trình, bởi đôi khi DN cố gắng làm tốt vấn đề bảo vệ môi trường nhưng tại một thời điểm nào đó gặp sự cố, bị dính phạt thì rất oan. Chưa kể, hiện nay, một số cơ quan chức năng quá cứng nhắc trong việc áp dụng, nếu quy định không cụ thể sẽ làm khó DN.

“Năm trước, chúng tôi bị phạt vì không vận hành bộ lọc áp lực trong khi nước thải tại thời điểm đó không cần phải vận hành bộ lọc này nhưng cơ quan chức năng bắt bẻ rằng chúng tôi không vận hành đầy đủ hệ thống xử lý nước thải. Tôi nghĩ vận hành thế nào là chuyện của DN, miễn nước thải đầu ra đạt chuẩn là được!” - đại diện KCX Linh Trung bày tỏ.

Đại diện KCN Tân Tạo cho rằng dự thảo đưa ra nhiều quy định quá vô lý: không tư vấn cho Ban Quản lý KCN giải quyết tranh chấp giữa các DN trong khu, không bảo đảm cảnh quan môi trường, sức khỏe cộng đồng… Thế nhưng, mức phạt dành cho các hành vi này rất cao, 300 - 400 triệu đồng.

Đồng quan điểm, theo đại diện KCN Tân Bình, quy định đình chỉ hoạt động hệ thống xử lý nước thải tập trung của công ty hạ tầng  từ 6 đến 12 tháng nếu vi phạm là điều hết sức vô lý. “Lúc đó, hàng ngàn mét khối nước thải của các DN trong KCN sẽ đổ về đâu? Hay chúng tôi ra văn bản không nhận đấu nối trong 6 - 12 tháng, nước thải DN muốn đổ đâu thì tùy!” - vị này bức xúc.

Cơ quan chức năng cũng mướt mồ hôi

Về ý kiến DN gặp sự cố ngoài ý muốn, bà Lê Thị Kim Oanh, Phó Chánh Thanh tra Sở TN-MT TPHCM, cho biết trong quá trình hoạt động, DN nào cũng có phương án ứng phó với sự cố (máy bơm hay hệ thống xử lý dự phòng…), đồng thời có văn bản báo cho các cơ quan chức năng biết. Cho nên, dù với lý do gì, nếu DN làm ảnh hưởng chất lượng môi trường thì phải bị phạt. Còn cố tình hay vô ý sẽ tiếp tục truy đến trách nhiệm cá nhân, đây chính  là điểm mới của dự thảo: DN gây ô nhiễm thì không chỉ DN bị phạt mà cá nhân nào gây ra hành vi đó cũng bị phạt với mức tối đa là 1 tỉ đồng.

Tuy nhiên, bà Oanh cũng đồng quan điểm với nhiều DN và đưa ra dẫn chứng: Theo quy định, đường thoát nước mưa phải riêng biệt với đường thoát nước thải nhưng cả hai cùng đổ về hố thu gom. Do đó, trên thực tế, chẳng mấy DN tách riêng 2 đường thoát nước này. “Nếu chúng tôi phạt triệt để, chắc chắn ngân sách TP sẽ bội thu nhưng nếu chúng tôi không phạt, dư luận sẽ cho rằng có điều gì đó khuất tất. Những trường hợp này, Sở TN-MT cũng băn khoăn, cân nhắc rất nhiều, phạt nhưng phải hợp tình hợp lý mới thể hiện được tính giáo dục, răn đe” - bà Oanh nhận xét.

Trong khi đó, quy định về hành vi không hợp tác, không tạo điều kiện … cho người thi hành nhiệm vụ sẽ bị phạt 310 - 340 triệu đồng nhưng như thế nào là không hợp tác, không tạo điều kiện… cũng không quy định rõ. “Tôi đến mà chủ DN không thèm chào hỏi, tôi ghét nên quy vào “tội” không hợp tác rồi phạt. Hay như tuần trước, chúng tôi đến kiểm tra 1 DN ở Củ Chi vào giờ trưa và bảo vệ không mở cửa. Đó là hành vi không hợp tác. Nếu hôm đó có 3 bảo vệ, tôi truy trách nhiệm 3 cá nhân và phạt được gần cả tỉ đồng… Chắc chắn không DN nào chịu được” - bà Oanh nêu ví dụ.

Vì vậy, theo bà Oanh, việc nâng mức phạt lên cao sẽ mang tính răn đe đối với các DN cố tình gây ô nhiễm. Ô nhiễm đến mức độ nào sẽ phạt tương ứng với mức độ đó. Tuy nhiên, thủ tục nên đơn giản hóa và hướng dẫn DN là chính, trong khi dự thảo quá chú trọng vào xử phạt thủ tục.

Bên cạnh đó, một số đại biểu cho rằng mức phạt quá cao rất dễ nảy sinh tiêu cực, có thể dẫn đến hành vi “đi đêm” giữa DN và các cơ quan chức năng.
 

Mức phạt tại TPHCM có thể lên đến 4 tỉ đồng

Theo dự thảo, mức phạt tiền dành cho tình tiết tăng nặng đối với khu vực nội thành của các TP trực thuộc Trung ương có thể cao hơn nhưng tối đa không quá 2 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong lĩnh vực môi trường.

Như vậy, mức phạt cao nhất dành cho tổ chức, DN tại TPHCM có thể lên đến 4 tỉ đồng và cá nhân là 2 tỉ đồng.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo