xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chưa thể kết tội Lê Bá Mai

TS VŨ ĐỨC KHIỂN (nguyên chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội)

Đề nghị TAND Tối cao và VKSND Tối cao cho nghiên cứu, xem xét lại thật kỹ hồ sơ vụ án này để xét xử đúng người đúng tội, đúng pháp luật, không kết tội oan cho người dân vô tội

Vụ án xảy ra cách đây gần 10 năm, các cơ quan tiến hành tố tụng đã có những quyết định rất khác nhau liên quan trực tiếp đến bị can, bị cáo là công dân Lê Bá Mai nhưng những chứng cứ thu thập được (kể cả sau khi đã điều tra bổ sung) vẫn không đầy đủ, rõ ràng, đáng tin cậy. Chỉ cần nghiên cứu các bản án và quyết định của các cơ quan thi hành tố tụng, trích dẫn một số bút lục (BL) theo các tài liệu, tôi đã có thể khẳng định rằng nếu không làm rõ những nội dung sau đây thì không thể kết tội Lê Bá Mai được. Cụ thể là:

1. Cháu Hằng khai là sáng 12-11-2004 thấy anh Mai chở Thị Út đi bằng xe máy màu xanh, trên xe chở một bình xịt thuốc rầy nâu màu xanh loại 14-16 lít và một bình đựng đá màu đỏ treo ở ghi đông. Cháu đạp xe đuổi theo nhưng không kịp nên chiều đã về nói với mọi người trong gia đình để đi tìm Út (BL 87, 393).
 
img
Bà Nguyễn Thị Hoài Thu, nguyên chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội,
đi khảo sát thực địa nơi được cho là hiện trường vụ án “vườn mít” ngày 13-5 Ảnh: TÂN TIẾN
 
Vậy sao mọi người trong gia đình lại không đi tìm Út theo hướng Hằng chỉ mà mãi đến ngày 16-11-2004 mới phát hiện xác Út tại vườn mít thuộc trang trại của ông Dương Bá Tuân (BL 20, 22). Gần đây, qua chuyến đi “thực địa”, bà Nguyễn Thị Hoài Thu (nguyên chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội) đã nói: “Không biết Mai phi thường cỡ nào mà dùng xe Honda đèo người lại chạy trên con đường này vào mùa mưa khi vào mùa khô lội bộ đã rất khó khăn, không có lối đi, phải hì hục, suýt ngã lên, ngã xuống,… Tôi đi mãi mới tới vườn mít, rồi phải dừng lại không đi được nữa mới bị ngăn cách bằng những con suối, con mương”.
Về 2  bình trên xe của Mai thì khi khám xét chòi trông rẫy của ông Dương Bá Tuân, nơi Mai ở, không có bình xịt màu xanh và bình nước đá màu đỏ (BL 54). Đặc biệt là trong bản kháng nghị của VKSND Tối cao còn ghi rõ: Việc thu giữ đồ vật, tài sản được tiến hành trước khi khởi tố vụ án hình sự và không có lệnh của người có thẩm quyền, vắng chủ nhà.
 
Trong biên bản không ghi thu giữ thùng đựng đá màu đỏ mà sau đó ghi thêm vào với nét chữ hoàn toàn khác nhưng cơ quan công an chưa điều tra làm rõ (BL 44).

2. Theo lời khai của anh Điểu Ky là bố cháu Hằng thì qua vụ việc mô tả dáng vóc người dùng xe máy chở Út đi, anh đã nghi là Lê Bá Mai (BL 61) vì trước đó anh đã biết Mai. Nhưng lời khai của anh Điểu Ky lúc 8 giờ ngày 17-11-2004 là “tôi và bố cháu Út đến chòi rẫy của ông Tuân thấy có 3 người đang ngồi ăn cơm, trong 3 người này tôi không biết Mai là ai” (BL 59). Mâu thuẫn trong lời khai của anh Điểu Ky cũng chưa được làm rõ.

3. Các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Bình Phước kết tội Lê Bá Mai vì anh đã khai rõ là: “Giao cấu xong, Mai cởi quần Út, lật úp người Út, ngồi lên lưng Út, cầm ống quần luồn qua cổ Út, cột hai ống quần với nhau (thắt 2 nút). Sau đó Mai cầm chỗ quần thắt ở cổ Út bằng tay trái, tay phải cầm chân trái Út, bế Út lại gốc mít cách chỗ giao cấu  3,5 m rồi lấy xe về nhà”.
 
Thế nhưng, cũng trong bản án sơ thẩm ngày 24-5-2011 lại ghi: “Tử thi Út phát hiện cách đường mòn đầu vườn mít phía Đông 80 m về hướng Tây, tử thi nằm úp, đầu chúi xuống đất, hai tay xuôi theo cơ thể, hai chân co, đầu gối chân tì xuống đất, chổng mông; phía chân nạn nhân, cách gót chân phải 30 cm, phát hiện một nón vải màu đỏ. Tại khu vực này có một cây mì bị nhổ bung gốc”.

Vậy là giữa lời khai nhận tội của Mai với tư thế tử thi nằm có mâu thuẫn. Với cách bế Út vừa bị giết hại đem đến đặt ở gốc mít cách chỗ chết 3,5 m thì tư thế tử thi như vậy đã phù hợp, đúng với lời khai của Mai chưa? Hơn nữa, trong hồ sơ không có tài liệu nói rõ “nón vải màu đỏ” là của ai, sao lại xuất hiện ở đó? Sao lại có “một cây mì bị nhổ bung gốc?”. Nếu chưa giải thích rõ những mâu thuẫn trên đây thì không thể khẳng định Lê Bá Mai đã phạm tội giết người và hiếp dâm trẻ em.

4. Trong biên bản phiên tòa hình sự phúc thẩm ngày 19-6-2012 khi được hỏi: “Bị cáo không có mặt, tại sao biết được tất cả những tình tiết chính xác như có mặt tại hiện trường?” thì bị cáo trả lời là: “Do cán bộ đọc cho bị cáo viết”.
 
Đặc biệt là ý kiến của luật sư Phan Long Ẩn về giám định viên pháp y về thi thể nạn nhân đã nêu rõ: “Theo tài liệu ngày 16-11-2004, là ngày ông Trần Văn Hùng thực hiện việc giám định tử thi nhưng sau đó hơn 3 năm, ngày 12-3-2008, ông Hùng mới được bổ nhiệm làm giám định viên pháp y”. Vậy nên, những kết luận của ông Hùng trong biên bản giám định tử thi là không có giá trị pháp lý.
 
5. Trong biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 17-11-2004 phát hiện có vết lằn của lốp xe máy, dọc vết lằn có phát hiện nhiều vết giày dép in hằn trên đất, vết hằn kích thước 25,5 x 8,5 cm. Nhưng qua bản ảnh hiện trường số 06, 07 chụp ngày 17-11-2004 nhìn bằng mắt thường cũng có thể xác định có dấu vết hình sin, còn đôi dép thu giữ của bị cáo Mai qua biên bản nhận dạng (BL 515) thì đế dép có dấu đan chéo hình ca-rô.
 
Nếu thừa nhận lời khai của Mai là đúng sự thật thì dấu vết vân lốp xe và dấu giày dép tại hiện trường phải phù hợp với xe và dép bị cáo đi ngày 12-11-2004. Nhưng dấu giày dép trên hiện trường và dấu vân dép của bị cáo không trùng khớp. Vậy liệu có thể khẳng định được Lê Bá Mai có mặt tại hiện trường hay không?
 
Chỉ với một số nội dung trong tài liệu đã thể hiện nhiều điểm mâu thuẫn. Nếu nghiên cứu trực tiếp các tài liệu khác trong hồ sơ thì chắc chắn còn phát hiện được nhiều tình tiết mâu thuẫn hơn nữa. Bởi vậy, tôi đề nghị TAND Tối cao và VKSND Tối cao cho nghiên cứu, xem xét lại thật kỹ hồ sơ vụ án này để xét xử đúng người đúng tội, đúng pháp luật, không kết tội oan cho người dân vô tội.
 

Day dứt số phận công dân

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, TS Vũ Đức Khiển cho biết số phận pháp lý của Lê Bá Mai khiến ông nhớ tới vụ án của công dân Huỳnh Văn Nam (Đồng Nai) trước đây. Vụ án diễn ra năm 1992 nhưng đến năm 2002 khi tiến hành giám sát, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội mới phát hiện sự việc khi anh Nam liên tục có đơn kêu oan, một mực khẳng định mình không giết người, cướp của.
 
“Chúng tôi đã nghiên cứu rất kỹ hồ sơ vụ việc và thấy có rất nhiều chứng cứ cho thấy không thể khẳng định anh Nam giết người. Khi chúng tôi báo cáo sự việc ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì tất cả đều thấy rằng bản án cần xem xét lại, có dấu hiệu bị kết án oan và có thể trình ra Quốc hội để Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động xét xử của TAND Tối cao, thậm chí của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao khi đó. Tuy nhiên sau đó, nhiều ý kiến đã không đồng tình với việc này và lo ngại có thể trở thành một tiền lệ không tốt cho hoạt động xét xử. Đúng lúc ấy, anh Nam được đưa tới bệnh xá điều trị bệnh và chết khi chưa được giải oan.
 
Tôi đã nghiên cứu khá kỹ vụ việc của Lê Bá Mai và thấy rằng nếu không làm công tâm, hết mình thì các cấp xét xử sẽ lặp lại một trường hợp Huỳnh Văn Nam thứ hai. Chúng ta đều biết rằng trong phòng biệt giam của tử tù nặng nề lắm, có người biệt giam ở đó dù chỉ 1 năm thôi cũng đã có thể chết vì bệnh rồi” - TS Khiển nói.
 
Ông cho rằng sẽ không gặp phải những vụ việc như thế này nếu ngay từ đầu, điều tra viên đã thu thập chứng cứ đúng quy định của Bộ Luật Tố tụng Hình sự; kiểm sát viên khi kiểm sát điều tra kịp thời đặt ra các yêu cầu cần thiết để khắc phục những sai sót.
T. Kha


 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo