xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lương cao gây sốc!

LÊ ĐĂNG DOANH

Báo cáo kiểm toán vừa được Kiểm toán Nhà nước công bố cho biết lương của lãnh đạo nhiều tập đoàn, tổng công ty Nhà nước cao một cách bất ngờ. Thông tin này gây sốc bởi được loan báo trong bối cảnh đời sống người dân nói chung đang chật vật, sức mua giảm sút, kinh tế gặp rất nhiều khó khăn.

Vì thế, những câu hỏi “tự nhiên” từ dư luận liền bật ra: Hiệu quả sản xuất - kinh doanh của những tập đoàn, tổng công ty đó ra sao, công lao của các vị chủ tịch, tổng giám đốc ấy như thế nào mà lương cao đến thế?

Những khoản tiền lương đó được tính toán dựa trên các tiêu chí nào chứng minh cho thành tựu quản lý của họ (như tỉ suất lợi nhuận, tăng năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh thể hiện qua nâng cao thị phần, hiệu quả đồng vốn, tiến bộ khoa học - công nghệ...).
 
Petrolimex - tập đoàn có thị phần thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực xăng dầu - thường xuyên báo lỗ nhưng điều ấy dường như không ảnh hưởng gì đến tiền lương của lãnh đạo và nhân viên! Lấy gì lý giải cho mức lương “khủng” đó không?

img

 
Lãnh đạo một số tổng công ty có chức năng thương mại như Vinafood 1 và Vinafood 2 chuyên làm nhiệm vụ mua lúa của nông dân để xuất khẩu gạo nhưng giá thấp hơn giá gạo nhiều nước khác mà sao vẫn lãnh lương cao bất thường, hơn cả “sếp” của Petrolimex. Báo cáo chưa cho biết các khoản thu nhập khác như tiền thưởng, phụ cấp chức vụ và các chế độ xe, nhà, tiếp khách..., dù vậy ai cũng hiểu rằng thu nhập thực tế của các “sếp” ấy còn cao hơn nhiều nữa.

Chúng ta đã từ bỏ chủ nghĩa bình quân trong phân phối, chấp nhận việc những người lao động phức tạp, cống hiến nhiều cho đất nước cần được trả lương tương xứng với đóng góp của họ. Còn đằng này, nhìn vào hiệu quả và đóng góp của các tập đoàn, tổng công ty ấy, người dân có quyền đặt vấn đề về công bằng xã hội, có quyền bày tỏ bức xúc và yêu cầu những nhà chức trách có thẩm quyền cao hơn phải giải thích thỏa đáng.

Sự méo mó trong cách chi trả lương như vậy quá phi lý, không thể nào biện bạch được so với đời sống người lao động và đội ngũ trí thức của nước ta. Phải chăng đã hình thành một lớp người “ăn trên ngồi trốc”, “đặc quyền đặc lợi” mới trong xã hội?

Về chuyện này, trách nhiệm của cơ quan quản lý ngành, chủ sở hữu và Bộ LĐ-TB-XH cũng cần được xem xét. Chẳng lẽ các cơ quan đó không biết hay họ đã chấp nhận mức tiền lương đó từ bao lâu nay. Hiệu lực quản lý Nhà nước đến đâu trong trường hợp này. Có “lợi ích nhóm” gì ở đây hay không?...

Trong cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu, nhiều chính phủ đã quyết định cắt giảm tiền lương, tiền thưởng của giám đốc các ngân hàng, mặc dù bị chống đối quyết liệt. Nhân kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII, rất mong các đại biểu và Quốc hội sẽ làm sáng tỏ vấn đề này, quy buộc trách nhiệm và đề ra những biện pháp điều chỉnh cần thiết.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo