xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nên để doanh nghiệp quyết chi phí quảng cáo

THÁI PHƯƠNG

Quốc hội đang xem xét thông qua dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, trong đó phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi… dự kiến được nâng từ 10% lên 15% nhưng nhiều doanh nghiệp cho rằng thay vì áp trần, nên trao quyền chủ động cho họ

Việc bỏ trần chi phí quảng cáo, khuyến mãi sẽ giúp các doanh nghiệp (DN) trong nước phát triển thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh với DN nước ngoài.

Áp trần là “tiêu diệt” DN nội

Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), ông Phan Đăng Tuất, cho rằng có nhiều điểm vô lý khi áp mức trần 10% chi phí quảng cáo trên tổng chi phí phát sinh của DN. Theo đó, chi phí thực tế phát sinh trong kỳ thường tới tháng 3 năm sau mới biết sau khi kiểm toán. Trong năm đó, DN không thể biết chi phí là bao nhiêu và đành phải chi… tù mù cho quảng cáo và không chắc có vượt quá 10%? Trong khi đó, nhu cầu quảng cáo của từng DN trong các ngành hàng, cho từng thị trường lại khác nhau. Nếu muốn quản lý, có thể khống chế chi phí quảng cáo không vượt quá 20% - 30% doanh thu chứ không dựa trên chi phí như quy định hiện hành. “Quy định hiện nay khiến một số DN khi cần thêm tiền quảng cáo phải nâng các chi phí phát sinh lên, có thể nâng khống cả chi phí khác như sự cố điện, nước tăng…” - ông Tuất nêu ví dụ.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch HĐQT Liên hiệp HTX Thương mại TPHCM - Saigon Co.op, cho rằng chi phí quảng cáo, khuyến mãi là cần thiết. Hiện DN Việt Nam không chỉ cạnh tranh trong nước mà còn hội nhập toàn cầu. DN cần xây dựng thương hiệu để cạnh tranh ngay trên sân nhà bởi nhiều thương hiệu toàn cầu đang có mặt ở Việt Nam. Hơn nữa, DN cũng có nhu cầu xâm nhập thị trường thế giới, nếu không có thương hiệu, DN Việt Nam sẽ mãi mãi làm gia công. Nên bỏ khống chế mức trần chi quảng cáo vì DN luôn muốn kinh doanh có lãi, có lợi nhuận cho cổ đông và tái sản xuất mở rộng...

“Việc khống chế trần quảng cáo khiến DN đi sau không có cơ hội tăng thị phần, không đủ năng lực cạnh tranh với DN khác. Như vậy chẳng khác nào tiêu diệt DN, nhất là DN nội. Mỗi mặt hàng có công thức quảng bá thương hiệu, chi phí cho quảng cáo khác nhau nên việc áp đặt trần chung là “không giống ai” - Phó Chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam, ông Đỗ Kim Dũng, nhận xét. Với sản phẩm mới, DN mới rất cần đầu tư, xây dựng thương hiệu… Có những thương hiệu toàn cầu, tập đoàn đó sẵn sàng chi đầu tư vào thương hiệu bằng với đầu tư cho nhà máy sản xuất. “Giữa đôi giày Nike và Biti’s, chất lượng có thể ngang nhau nhưng giá trị thương hiệu của Nike lớn hơn rất nhiều vì họ có thương hiệu toàn cầu. Mỗi năm, Nike chi hàng triệu USD để duy trì thương hiệu - ông Dũng dẫn chứng”.

Nhiều phương án xử lý DN trốn thuế

Nhiều ý kiến cho rằng nếu không khống chế trần chi phí quảng cáo thì sẽ có nhiều DN lợi dụng đẩy chi phí này tăng cao để báo lỗ, trốn thuế làm phát sinh hệ lụy tiêu cực. Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa, thực tế một bộ phận DN có thể lợi dụng quy định này nhưng không phải số đông. Trong khi việc khống chế sẽ làm những DN có nhu cầu thực sự về xây dựng, phát triển thương hiệu, quảng bá chiếm lĩnh thị trường trong tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay bị thiệt thòi. “Với DN vi phạm, cơ quan quản lý có thể dùng các biện pháp khác như lỗ liên tiếp sẽ không cho phép mở rộng sản xuất, thị phần, dùng Luật Quảng cáo và các chế tài khác để xử lý thay vì “vơ đũa cả nắm” rồi không tạo cơ chế thuận lợi cho số đông DN” - ông Hòa phân tích.

Theo ông Phan Đăng Tuất, những DN né thuế sẽ có thị trường, cổ đông kiểm soát và cơ quan thanh tra thuế xử lý. Mỗi DN đều phải hạch toán rõ ràng, nếu chi quá nhiều cho quảng cáo mà không mang lại hiệu quả, cổ đông sẽ lên tiếng. Xét về mặt thị trường, không đơn vị nào không tính đến hiệu quả tiếp thị, thị trường sẽ đào thải những DN không hiệu quả. “Không nên dùng quyết định hành chính để phủ quyết quyền làm thị trường của DN. Biện pháp nới rộng trần chi phí cũng không đem lại hiệu quả vì có thể năm nay tôi cần 40% chi phí quảng cáo để tấn công thị trường tiềm năng nhưng năm sau, tôi không cần nữa vì chiến dịch đó vẫn còn hiệu quả” - ông Tuất nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo