Ảnh: MINH NGUYÊN
Không được gọi là “pháo”
Theo Thiếu tướng Trần Văn Vệ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Tổng cục 7 - Bộ Công an), sản phẩm do Nhà máy Z121 chế tạo có một số đặc điểm giống pháo hoa nên ban đầu được gọi là pháo hỏa thuật giải trí. Xét trên các đặc điểm (tạo ra hiệu ứng ánh sáng, âm thanh nhưng không gây ra tiếng nổ) thì sản phẩm này không thể được gọi là pháo và không bị cấm sản xuất, bán ra thị trường nếu chiếu theo Nghị định 36 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng pháo.
Mới đây, các chuyên gia trong lĩnh vực hóa chất và đại diện Bộ Công an, Bộ Công Thương đều đã tận mắt chứng kiến buổi trình diễn đốt pháo hỏa thuật giải trí ngay tại trụ sở tại Nhà máy Z121. Giữa đêm tối, các nhân viên của Nhà máy Z121 cầm trên tay những cây pháo sáng và tha hồ đùa nghịch, tạo hình mà không sợ bị phỏng tay hay gây cháy quần áo. “Đa số các ý kiến đều công nhận rằng sản phẩm an toàn với người sử dụng. Chỉ cần được cơ quan chức năng đánh giá thông qua và bổ sung vào Thông tư 08 là có thể bán ra thị trường được rồi” - ông Vệ nói.
Trong khi đó, lãnh đạo Nhà máy Z121 cũng bày tỏ mong muốn sớm được các cơ quan chức năng đồng ý để đưa sản phẩm ra thị trường ngay cuối năm nay. Trong dịp Tết vừa qua, nhiều nhân viên của Nhà máy Z121 đã được cho phép đem pháo hỏa thuật giải trí về nhà sử dụng. Từ đây, sản phẩm này được đưa ra sử dụng trong các dịp lễ Tết, cưới hỏi, mừng nhà mới...
Pháo đáng sợ do người sử dụng
TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra dư luận xã hội - Viện Xã hội học, cho rằng việc hình thành 2 luồng dư luận trước thông tin có thể được đốt pháo không tiếng nổ trong dịp Tết 2014 là chuyện hết sức bình thường. Ngoài những người lớn tuổi đã in hằn trong ký ức với hình ảnh pháo nổ mỗi đêm giao thừa đón năm mới thì thế hệ trẻ cũng rất hào hứng với việc có thể được đốt pháo trở lại. “Logic thông thường thì người trẻ bao giờ cũng muốn đời sống của mình phong phú, không bị rào cản, trói buộc. Bản thân pháo không gây ra hiểm họa nếu không rơi vào tay những người quá trớn, quá khích” - TS Bình nhận định. Chính việc quản lý lỏng lẻo của cơ quan chức năng và một bộ phận người dân sử dụng pháo với mục đích vui đùa quá trớn đã làm hình ảnh của pháo trở nên xấu xí, nguy hiểm.
Thử nghiệm, kiểm soát nghiêm túc Thiếu tướng Trần Văn Vệ cho rằng pháo nổ tiềm ẩn nhiều nguy cơ về cháy nổ, mất an toàn xã hội. Vì thế, thời điểm này không thể xem xét hay nghiên cứu lại chuyện cho phép đốt pháo nổ. Sản phẩm của Nhà máy Z121 không phải pháo nổ nên mới được xem xét cho phép bán ra thị trường. Tuy nhiên, việc này cũng cần được kiểm soát, thử nghiệm nghiêm túc. |
Bình luận (0)