xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chất lượng cao vẫn ế

NHÓM PHÓNG VIÊN

Người dân bỏ vốn lớn và nhiều công sức để trồng các loại nông sản chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế nhưng sau khi thu hoạch lại bán không được hoặc bán với giá thấp

Chuyện HTX Mỹ Thành (xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy - Tiền Giang) bỏ trồng lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP (Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu) mang đầy vị đắng của nông sản chất lượng cao ở ĐBSCL hiện nay. Trước đó, các xã viên HTX này đã dày công thực hiện 4 tiêu chí quan trọng trong quá trình sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch theo tiêu chuẩn GlobalGAP nhưng đùng một cái, doanh nghiệp (DN) bao tiêu đầu ra ngừng mua. Tất cả lâm vào bế tắc!

Khuyến cáo trồng nhưng không bán được

Trường hợp như HTX Mỹ Thành không phải cá biệt. Vụ đông xuân vừa qua, nhiều nông dân ở các tỉnh An Giang, Kiên Giang và TP Cần Thơ trồng lúa thơm Jasmine đã chán nản khi DN “đánh đồng” giá lúa thơm này với các loại lúa phẩm cấp thấp, như IR50404. Nguyên nhân là do diện tích lúa thơm tăng đột biến, DN thì kêu ca nông dân trồng lúa thơm mà để lẫn tạp nhiều nên không chịu mua giá cao.

img
Lúa chất lượng cao Jasmine khó tiêu thụ, nhiều nơi thương lái mua với giá ngang bằng với lúa phẩm cấp thấp.
Trong ảnh: Thu hoạch lúa Jasmine ở TP Cần Thơ _Ảnh: NGỌC TRINH
 
Theo ông Nguyễn Minh Nghĩa, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện Tân Hiệp - Kiên Giang, ngành nông nghiệp khuyến cáo trồng lúa chất lượng cao nhưng sau thu hoạch lại không bán được khiến nông dân bức xúc. Có đến 70% trong tổng số 300.439 ha lúa đông xuân của tỉnh Kiên Giang được trồng các loại lúa chất lượng cao như Jasmine, lúa hạt dài…, chi phí cao hơn nhiều so với lúa thường, nguy cơ bị sâu bệnh, dịch hại cũng cao hơn.
 
Thế nhưng, theo ông Nguyễn Quang Bình, Trưởng Phòng Quản lý xuất nhập khẩu và Hợp tác kinh tế quốc tế - Sở Công Thương tỉnh Kiên Giang, năm nay, xuất khẩu gạo gặp khó, DN không ký được hợp đồng bán các loại gạo chất lượng cao nên chỉ tìm mua gạo phẩm cấp thấp để chế biến xuất khẩu theo đơn đặt hàng. TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, trăn trở: “Nghịch lý là nông dân cứ trồng, khi nào có nhu cầu thì DN mới thu mua. Lẽ ra, DN phải tìm thị trường trước rồi lên kế hoạch, đặt hàng nông dân trồng”.

“Chết” theo GlobalGAP

Mùa vụ vừa qua, hành tím Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đạt năng suất rất cao, bình quân 20 tấn/ha, nhưng cả nông dân trồng hành lẫn DN xuất khẩu chẳng vui bởi giá giảm mạnh, lại khó tiêu thụ. Cánh cửa thị trường xuất khẩu đối với củ hành tím dường như đang hẹp dần vì những rào cản kỹ thuật từ các nước nhập khẩu, ngay cả khi đã đạt chuẩn GlobalGAP.

Những ngày này, dọc theo những tuyến đường về các xã chuyên canh hành tím như Vĩnh Tân, Vĩnh Hải và Lạc Hòa (thuộc thị xã Vĩnh Châu - Sóc Trăng) chất đầy hành tím. Nhiều hộ người Khmer vừa thu hoạch vừa trông ngóng thương lái đến mua. Có người còn đem hành chất đống ngoài đường để chào hàng. Theo tính toán của nông dân, nếu phải bỏ tiền ra mua giống thì chi phí cho 1 ha hành đến lúc thu hoạch khoảng 100 triệu đồng. Đầu tư lớn, nông dân hy vọng lãi to nếu đến cuối mùa đạt năng suất cao và bán được giá.
 
Tuy nhiên, hành tím Vĩnh Châu lại rơi vào cảnh được mùa - mất giá. Bà Tăng Thị Phươl (xã Lạc Hòa) cho biết: “Đầu vụ, giá hành tím khoảng 12.000-13.000 đồng/kg, đến khi thu hoạch chỉ còn khoảng 7.000 đồng/kg và nay rớt xuống 5.000 đồng/kg. Với giá này, nếu bán được hết thì bình quân 1 ha phải lỗ khoảng 30 triệu đồng, nếu bán không được thì coi như trắng tay và khó tránh khỏi cảnh nợ nần”.

Năm trước, hiện tượng rớt giá thê thảm của hành tím Vĩnh Châu được các ngành chức năng lý giải là do diện tích trồng hành tím ở đây tăng đột biến. Cùng thời điểm, các nước trong khu vực trúng mùa khiến cung vượt cầu nên một số thị trường nhập khẩu hành truyền thống của Việt Nam giảm mua. Tuy nhiên, vụ hành năm 2013 này, diện tích trồng hành ở Vĩnh Châu đã giảm khoảng 1.000 ha và chất lượng cũng được nâng lên nhưng giá hành vẫn tiếp tục giảm mạnh. Điều đó cho thấy đầu ra của củ hành tím đang gặp khó chủ yếu bởi những rào cản kỹ thuật. Trong khi đó, đây lại là vấn đề vượt quá tầm giải quyết của nông dân và DN.

Hiện trong hơn 7.000 ha diện tích chuyên canh hành tím ở Vĩnh Châu, khoảng 1.000 ha được các DN đầu tư sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Đây được xem là bước đột phá quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cho củ hành nhằm đáp ứng yêu cầu của những thị trường nhập khẩu khó tính như Indonesia, Singapore, Malaysia, Philippines… Tiền tỉ đã được đầu tư nhưng giá hành đạt chuẩn GlobalGAP chẳng những không cao như kỳ vọng mà còn tiêu thụ khó khăn. Ông Trịnh Đức Vinh, Giám đốc DNTN Đức Vinh (Sóc Trăng), ngao ngán: “Chi phí đầu tư cho canh tác theo tiêu chuẩn GlobalGAP cao gấp nhiều lần so với canh tác thông thường, vậy mà đầu ra cũng chẳng khá hơn. Cho nên, bỏ tiền vào GlobalGAP là coi như mất trắng”.

Mất tiền tỉ vì bị động  

Indonesia là thị trường lớn của hành tím Vĩnh Châu, tiêu thụ đến 70% sản lượng mỗi năm. Do đó, khi nước này đưa ra tiêu chuẩn GlobalGAP, các DN xuất khẩu hành ở Vĩnh Châu đã không ngần ngại chi tiền tỉ để đầu tư vùng nguyên liệu đạt tiêu chuẩn GlobalGAP. Thế nhưng, khi yêu cầu GlobalGAP được đáp ứng, phía nhập khẩu lại đặt ra tiêu chuẩn hạn ngạch nhập khẩu hành rất nhỏ giọt khiến hành tím Vĩnh Châu bán không hết, ứ đọng nhiều.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo