xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mâu thuẫn

CAO TUẤN

Trong bài diễn văn dài 1 giờ hôm thứ năm về chính sách chống khủng bố, Tổng thống Barack Obama đã tiếp cận một chủ đề gần gũi và rất sát sườn với giới truyền thông. Đó là khả năng các nhà báo theo đuổi nghề nghiệp mà không sợ sự xâm phạm của chính phủ.

Ông Obama cho biết Bộ trưởng Tư pháp Eric Holder sẽ cho rà soát lại những nguyên tắc chỉ đạo chi phối các cuộc điều tra của bộ này đối với hoạt động của phóng viên. Ông Holder sẽ báo cáo công việc này với tổng thống vào ngày 12-7. Những tiết lộ mới đây cho thấy việc các công tố viên tiếp cận dữ liệu cá nhân của các nhà báo hãng tin AP (Mỹ) suốt 2 tháng đã thổi bùng sự phản đối, không chỉ từ giới truyền thông mà cả công luận và các thành viên Quốc hội của cả hai đảng.

Trong phát biểu của mình, ông Obama đã cho thấy sự mâu thuẫn đối với cách tiếp cận của Bộ Tư pháp, khi ông mô tả sự cân bằng giữa việc bảo vệ an ninh quốc gia và những quyền tự do mà ông nói là “cho thấy tầm vóc của chúng ta”. “Với tư cách là tổng tư lệnh, tôi nghĩ chúng ta phải giữ bí mật thông tin nhằm bảo vệ các hoạt động của chúng ta và nhân dân chúng ta. Để làm như vậy, chúng ta không thể chấp nhận hành vi vi phạm pháp luật và phá vỡ cam kết bảo vệ những thông tin được coi là bí mật” - ông Obama nhấn mạnh. “Nhưng báo chí tự do cũng là điều thiết yếu đối với nền dân chủ của chúng ta” - ông nói thêm sau đó.

Tổng thống Obama cũng nhắc lại sự ủng hộ của ông đối với một luật về bảo vệ giới truyền thông chống lại điều ông gọi là “sự quá đáng của chính phủ”. Tuần trước, chính quyền Obama yêu cầu thượng nghị sĩ Charles Schumer thuộc Đảng Dân chủ ở bang New York, giới thiệu lại quá trình xây dựng luật nhằm bảo vệ khả năng giữ kín danh tính nguồn tin. Bốn năm trước đây, chính phủ đã tìm cách làm mờ nhạt luật bảo vệ giới truyền thông đã được đề nghị.

Sự phản ứng về việc chiếm đoạt dữ liệu cá nhân của phóng viên trở nên sôi sục và bây giờ thì giọng điệu chính quyền đã khác. Jane Kirtley, giáo sư về luật truyền thông tại Đại học Minnesota, nói: “Đơn giản, tôi nghĩ chính quyền đã không lường trước sẽ có phản ứng như vậy. Bây giờ không phải là tháng 9-2001 để dân chúng có thể nói “hãy làm bất cứ điều gì bạn cần để bảo đảm chúng ta an toàn”. Nỗi hoài nghi gia tăng ở cả phe hữu và phe tả qua cách bào chữa của chính quyền về nhiều chuyện xoay quanh cuộc chiến chống khủng bố”.

Những nguyên tắc chỉ đạo các cuộc điều tra báo chí mà ông Holder đang xem lại bao gồm những ngoại lệ đối với các trường hợp dính líu đến an ninh quốc gia và chừng nào còn ngoại lệ thì luôn có khả năng rằng hoạt động của các nhà báo sẽ “hấp dẫn” những nhà điều tra liên bang.

 Nữ giáo sư Kirtley nhận định ông Obama muốn gợi ý với báo giới và công chúng rằng ông quan ngại việc chính phủ bị xem là quá đáng khi theo đuổi dữ liệu điện thoại của các nhà báo và soi mói kỹ thuật thu thập thông tin của họ. Nhưng mặt khác, theo bà, tổng thống chắc chắn không muốn được xem là người mềm mỏng trong vấn đề an ninh quốc gia. Mâu thuẫn của ông nằm ở đó và thỏa hiệp là khả năng khó tránh khỏi.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo