xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bó tay với hàng nhái, giả

THÁI PHƯƠNG

Biết sản phẩm của mình bị làm nhái, giả, ảnh hưởng lớn đến uy tín nhưng nhiều doanh nghiệp không muốn báo cơ quan chức năng mà âm thầm tự cứu

Đó là ý kiến của nhiều doanh nghiệp (DN) tại hội thảo về sở hữu trí tuệ trong môi trường toàn cầu do Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học - Công nghệ và Hội DN Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức ngày 28-5, tại TPHCM.

"Ðược vạ má đã sưng!"

Ông Ngô Ðức Hòa, Chủ tịch HÐQT Công ty Cổ phần Dệt may Thắng Lợi, cho biết nhiều năm qua, công ty luôn phải đối mặt với tình trạng xâm phạm sở hữu trí tuệ, bị làm giả, nhái sản phẩm, trong đó, sản phẩm chăn, gối nệm của Thắng Lợi bị làm nhái tràn lan. Hàng nhái chất lượng kém nhưng giá chỉ bằng một nửa, thậm chí 1/3 hàng thật của DN nên vẫn có đất sống. "Không ít lần khách hàng gọi đến "mắng vốn" vì cùng sản phẩm Thắng Lợi mà đại lý chính thức của công ty bán giá cao hơn gấp đôi so với ngoài chợ, mà không biết đó là hàng giả" - ông Hòa bức xúc.
 
img
Khách hàng mua quần áo tại một đại lý của Việt Tiến ở TPHCM. Ảnh: HỒNG THÚY

Một DN khác cũng đang gian nan trong "cuộc chiến" chống hàng giả, hàng nhái là thương hiệu Việt Tiến. Ðối tượng làm giả rất tinh vi, giả từ logo đến bao bì, sản phẩm, tên cửa hàng. Chủ tịch Hội DN Hàng Việt Nam chất lượng cao Vũ Kim Hạnh nhắc lại lời của lãnh đạo Công ty Việt Tiến: "Chúng tôi đã bị làm giả nhiều còn thêm thiệt hại là người tiêu dùng ngại mua hàng vì sợ mua phải hàng giả!". Rốt cuộc, các DN phải tốn thêm nhiều chi phí cho việc chống giả, quảng bá sản phẩm khiến chi phí đầu vào đội lên.

Ngay cả DN trong ngành nữ trang là Công ty Vàng bạc Ðá quý Phú Nhuận (PNJ) cũng bức xúc với nạn hàng giả. Ông Ðào Trọng Ðại, Trưởng Ban Pháp chế PNJ, cho biết trên nhiều trang mạng quảng cáo, rao bán tràn lan sản phẩm nhái PNJ. "Cơ quan quản lý thường xuyên kiểm tra nhãn hiệu hàng hóa của DN, bắt bẻ đủ thứ nhưng khi sản phẩm của DN bị làm giả thì DN phải tự đối phó để cứu mình. Nếu kiện ra tòa phải mất 6 tháng đến 1 năm mới giải quyết xong. Có khi "được vạ má đã sưng" nên DN ít sử dụng biện pháp này" - ông Ðại phân trần.

Thiếu sự phối hợp

Nói về những mất mát khi bị xâm phạm sở hữu trí tuệ, Tổng Giám đốc Công ty Vinamit Nguyễn Lâm Viên chia sẻ việc một đối tác cũ "ăn cắp" thương hiệu Ðức Thành bằng tiếng Hoa tại thị trường Trung Quốc đã biến công ty từ làm ăn đàng hoàng thành… không đàng hoàng! Năm 2007, Vinamit bị mất thương hiệu Ðức Thành nhưng nguy hiểm hơn là mất cả hệ thống phân phối. Lúc đó, tất cả sản phẩm Vinamit trong các siêu thị ở Trung Quốc phải xuống kệ, thay bằng sản phẩm giả, hàng hóa ngoài thị trường phải đem về kho không được bày bán. "Hàng thật để trong kho của Vinamit nhưng cũng lo sợ quản lý thị trường có thể đến kiểm tra, tịch thu bất cứ lúc nào" - ông Viên bức xúc. Phải đến cuối năm 2012, DN này mới lấy lại được thương hiệu Ðức Thành nhưng nay vẫn phải phòng thủ trước nạn hàng giả.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, để chống hàng giả, hàng nhái hiệu quả, DN cần phối hợp với cơ quan chức năng. Tuy nhiên, theo bà Ngô Thị Báu, Tổng Giám đốc Công ty Dệt may Nguyên Tâm (thương hiệu Foci), việc một số DN chưa "nhiệt tình" phối hợp, thậm chí từ chối là vì phiền phức và hiệu quả chưa cao. Bà Báu cho biết có lần DN theo đuổi một vụ bắt hàng giả Foci trên thị trường nhưng vừa tốn kém chi phí vừa mệt mỏi tinh thần. Bắt một lô hàng giả vài trăm sản phẩm, chủ hàng bỏ chạy nhưng cơ quan chức năng yêu cầu DN có hàng thật đến kiểm tra lô hàng, rồi phải làm đơn xác nhận.

"DN đang làm việc bảo vệ mình trước hàng nhái lại vô tình bị cơ quan ban ngành vào kiểm tra xem có… sản xuất hàng giả hay không?" - bà Báu bức xúc.
 

Doanh nghiệp phải tự bảo vệ

Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, Luật Sở hữu trí tuệ dù được sửa đổi nhiều lần nhưng chưa có cơ chế đưa các tranh chấp ra tòa án, chủ yếu dùng biện pháp hành chính nên chế tài nhẹ, chưa đủ sức răn đe. DN cần tự bảo vệ mình bởi trong môi trường cạnh tranh, nếu DN không tạo ra thương hiệu, nhãn hiệu mới sẽ dễ bị xâm phạm. "Việc đưa tranh chấp ra tòa án vừa tốn kém, nặng nề mà rất khó xử lý dứt điểm. Ở các nước, DN đối phó bằng cách thay đổi mẫu mã, chất lượng hàng hóa... bởi đối tượng xâm phạm không dễ đầu tư theo kịp tốc độ đổi mới của DN" - Bộ trưởng Nguyễn Quân nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo