xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thư viện không giấy

NGÔ SINH

Dù có những lợi ích nhất định, thư viện số vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn thư viện truyền thống

Mới nghe qua, cụm từ “thư viện không giấy” có vẻ không thuận tai, thậm chí còn khiến những người mê sách bất bình. Thế nhưng, đó là một thực tế đang ngày càng phổ biến trên thế giới.

Tiện lợi

Có lẽ ai cũng hiểu rằng thư viện không giấy còn được gọi là thư viện không sách hoặc thư viện số, nơi cung cấp sách ở dạng số. Dạng thư viện này đã đạt được những thành công nhất định ở Mỹ và Anh.

 
img
Thư viện Công cộng New York đang tăng cường đầu sách điện tử
Ảnh: VANITY FAIR

Thư viện công cộng hoàn toàn không giấy đầu tiên trên thế giới dự kiến mở cửa vào mùa hè này ở thành phố San Antonio, bang Texas - Mỹ, mang tên BiblioTech. Tuy là một dự án chi phí thấp nhưng tham vọng của nó không hề nhỏ. Chi nhánh đầu tiên của BiblioTech sẽ có 100 đầu sách điện tử và hàng chục màn hình phục vụ nhu cầu đọc, nghiên cứu và học tập các kỹ năng số của công chúng. Về lâu dài, hầu hết người sử dụng sẽ được tiếp cận 10.000 tựa sách số của thư viện ngay tại nhà.

Bà Laura Cole, đồng điều phối viên BiblioTech, cho biết dự án này nhằm đáp ứng nhu cầu của số lượng dân cư ngày càng tăng ở các khu vực ngoại ô và thị trấn vệ tinh của San Antonio. Bởi lẽ, sách in tại các thư viện công cộng truyền thống thì chỉ có người dân nội thành mới mượn được. Ý tưởng của BiblioTech bắt nguồn từ thành công của thư viện hàn lâm không giấy đầu tiên tại khoa kỹ thuật của Đại học Texas San Antonio (UTSA) cách đây 3 năm.

Ở bên ngoài bang Texas, các thư viện không giấy hầu hết xuất hiện trong khu vực hàn lâm. Chẳng hạn tại Anh, thư viện không giấy đầu tiên dự kiến sẽ mở cửa tại trường Đại học Imperial, London. Năm ngoái, thư viện này thông báo 98% bộ sưu tập tài liệu của họ đã được số hóa và nơi đây đã ngưng mua sách giáo khoa dạng in.

Ngoài ra, thư viện số cũng đang được thử nghiệm ở thành phố Newport Beach, bang California và thành phố Tucson, bang Arizona nhưng cả hai nơi này vẫn cung cấp sách in bên cạnh sách điện tử (e-book).

Chưa thể độc tôn

Thực ra, “không giấy” không có nghĩa là rẻ tiền. Các nhà xuất bản cáo buộc các thư viện số đã nâng giá sách điện tử của một tựa đề được ưa thích lên gấp 5 lần. Rõ ràng, thư viện không giấy chưa phải là lựa chọn phù hợp đối với các trường học và chính quyền địa phương gặp khó khăn về tài chính. Hơn nữa, số hóa sách giáo khoa có thể còn đắt đỏ hơn bởi người dùng mong muốn chúng có tính tương tác và nội dung được cập nhật thường xuyên.

Bên cạnh đó, sẽ có một số thư viện không bao giờ chuyển sang hình thức không giấy bởi bản thân các bộ sưu tập của họ đã là những tác phẩm lịch sử quan trọng. Dù nhiều cuốn sách trong số đó đang được số hóa nhưng các bản in vẫn là nguồn tham khảo cần thiết đối với giới nghiên cứu.

Ông Christopher Platt, Giám đốc sưu tập tại Thư viện Công cộng New York (NYPL), cho biết NYPL đã cho mượn 880.000 sách điện tử trong năm 2012, gấp 5 lần so với năm 2008. Tuy vậy, NYPL vẫn đầu tư thêm nhiều sách in do "chỉ tham khảo phiên bản số của một cuốn sách đôi khi chưa đủ" - ông Platt nhận định.

Ngoài ra, một số sách nhất định - như loại  dành cho trẻ em có hình ảnh minh họa - sẽ không thành công khi chuyển sang dạng điện tử. Đó là lý do các thư viện không giấy chưa thể soán ngôi thư viện truyền thống trong tương lai gần.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo