xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không dễ sống với nghề hát

Thùy Trang

Làm ca sĩ là mơ ước của giới trẻ, là biểu tượng của sự nổi tiếng và giàu có nhưng có một sự thật là nhiều ca sĩ không sống được với nghề

Nghề hát không đầy hào quang như suy nghĩ của nhiều người. Nhiều ca sĩ đã phải bỏ nghề để mưu sinh bằng công việc khác vì ca hát chuyên nghiệp không nuôi sống được họ.

Tập trung lo cuộc mưu sinh

Dù khát khao được trở lại sân khấu ca nhạc nhưng ý định của nhóm hát The Bells vẫn không thực hiện được. Ngoài việc e ngại những khó khăn phải đối mặt, một trong những lý do quan trọng khiến The Bells khó lòng trở lại thị trường ca nhạc là vì mỗi thành viên đều bận rộn với công việc mưu sinh. Mai Thanh, Phước Huy, Đài Trang hay các cựu thành viên trước đó của nhóm đều tập trung cho công việc kinh doanh của mỗi người.
 
img
Phước Huy từng là ca sĩ của nhóm The Bells đang tất bật với cửa hàng thời trang của mình
Ảnh: TAKEJ

Phước Huy tất bật với cửa hàng thời trang do chính anh tự lựa các mẫu ở tận Thái Lan, Trung Quốc, Singapore… Tuy nhiên, khán giả yêu nhạc vẫn thỉnh thoảng bắt gặp anh trong các MV của ca sĩ trong vai trò stylist (xây dựng hình ảnh). Ngoài ra, anh còn tham gia chụp ảnh, quay MV cho ca sĩ. Quang Huy (thành viên nhóm The Bells) chuyển hẳn sang làm chuyên gia trang điểm. Thành Nguyễn trở thành nhiếp ảnh gia nổi tiếng.

Nếu một số người còn may mắn làm những công việc liên quan đến nghề thì phần lớn còn lại bỏ hẳn cuộc chơi để tập trung cho sinh kế. Mai Thanh (trưởng nhóm The Bells) đã định cư ở nước ngoài và bắt đầu với công việc thiết kế nội thất sau một thời gian vất vả với cửa hàng thời trang tại Việt Nam không có lợi nhuận. Ca sĩ Nghi Văn từng để lại nhiều ấn tượng với các tình khúc Việt Anh giờ đã định cư ở Mỹ với công việc của một thợ làm móng. Cũng làm công việc này còn có ca sĩ Thy Dung, Phương Thùy. Nhất Thiên Bảo (thành viên của 1080 trước đây) định cư tại Mỹ và mở tiệm bán bánh mì...

Lê Dũng (thành viên nhóm hát GMC) từng tuyên bố “không thành công, tôi sẽ bỏ nghề” và anh đã bỏ nghề hát để kinh doanh quán ăn. Anh Kiệt cũng bỏ hẳn nghề với công việc kinh doanh về in ấn bao bì. Đài Trang của nhóm The Bells thì bận rộn với quán cà-ri. Song Huy, nhóm MTV, kinh doanh phát đạt với 5 shop thời trang ở Nha Trang, Phú Yên. Khang Luân trở thành ông chủ tiệm giày… Đó là chưa kể những cái tên khác như Trần Tâm (nổi tiếng một thời), Đoàn Phi, Quách Thành Danh, Trương Đan Huy, Phạm Khánh Hưng… hoàn toàn biến mất mà cả người trong nghề cũng chẳng biết họ đã đi đâu và đang làm gì.

Đào thải khắc nghiệt

Dù đã xa lánh thị trường ca nhạc nhưng cứ khoảng 2 năm là ca sĩ Liêu Anh Tuấn lại làm một album nhạc mới dưới dạng bản gốc để đưa lên mạng cho mọi người nghe chơi. Liêu Anh Tuấn nói: “Tôi đã bỏ hẳn ý định tham gia thị trường âm nhạc. Làm đĩa là để chơi cho đỡ nhớ nghề thôi”. Liêu Anh Tuấn cho biết mình không đủ tiền để theo đuổi công việc quá tốn kém này. Mỗi lần ra một sản phẩm mới, anh phải gom góp số tiền kiếm được từ công việc kinh doanh. Chưa bao giờ anh có thể thu lại đồng nào vì chẳng ai mua nhạc trên mạng.

Những ca sĩ bỏ nghề đều có lý do riêng. Nhưng điểm chung của họ là không đủ sức để đi đến cuối con đường cũng như không đủ lực để cạnh tranh với những làn sóng ca sĩ trẻ đầy đam mê, nhiệt huyết xuất hiện mỗi ngày. Nhạc sĩ Nguyễn Hà nhận định: “Hầu hết những người bỏ nghề là không thực sự giỏi. Họ không đủ tài năng, không đủ kiên nhẫn. Họ có giọng hát nhưng lại không có năng lực để lập nghiệp nên việc bỏ nghề chỉ là chuyện sớm muộn”.

Một nguyên nhân khác khiến ca sĩ dễ bỏ nghề là không đủ tài chính để đầu tư vì hát là một nghề cần sự đầu tư rất lớn về tiền bạc, thời gian và sự sáng tạo. Nhạc sĩ Quang Huy nói: “Ca sĩ chinh phục được số đông công chúng cũng như một thương hiệu kinh doanh nổi tiếng, cần phải đầu tư mọi mặt và có chiến lược phát triển lâu dài, bền vững. Nếu không có được một ê-kíp tài năng, giúp chinh phục khán giả, họ dễ dàng bị loại khỏi cuộc chơi. Nhiều người muốn lập nghiệp bằng nghề ca hát nhưng không hiểu đầy đủ công việc ca hát ngày nay. Nó giống như công việc của một doanh nghiệp vậy. Cứ nhìn vào thị trường nhạc Việt, mấy ai làm được điều đó?”.

Nhạc sĩ Đức Trí khẳng định: “Khi thị trường ca hát đòi hỏi chuyên nghiệp hơn, ai không sẵn sàng cho yêu cầu cao hơn này, người đó sẽ bị đào thải”.

Kỳ tới: Giấc mơ không có thật
 
 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo