xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thảm cảnh từ sự làm ngơ !

THU SƯƠNG - THÀNH ĐỒNG

Người dân trong khu vực liên tục đề nghị đơn vị thi công làm rào chắn cao và kiên cố để ngăn người ngoài vào công trình, bảo đảm an toàn nhưng không được đoái hoài

Đến 15 giờ ngày 31-5, em Lê Thành Đạt đã được gia đình đưa đi an táng tại Nghĩa trang An Bình (Bình Dương). Riêng em Trịnh Minh Tấn được đưa về quê Quảng Ngãi.

img

Khu vực 2 học sinh chết đuối ngày 30-5. Ảnh: THÀNH ĐỒNG

Hồ rộng, biển báo nhỏ

Trở lại khu vực thi công dự án cải tạo kênh Ba Bò (nằm trên địa bàn phường Bình Hòa, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương và phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức - TPCHM), nơi hai học sinh lớp 2 rơi xuống và thiệt mạng vào ngày 30-5, chúng tôi ghi nhận toàn bộ khu vực thi công rộng hơn 7 ha, khu vực hồ điều tiết và hồ sinh học bị đào bới nham nhở, hố sâu đầy nước nhưng chỉ được giăng dây ni lông với vài biển báo “Hố sâu nguy hiểm” nhỉnh hơn khổ giấy A3. Trong khi đó, công trình hồ điều tiết, hồ sinh thái chỉ cách khu dân cư một con đường nhỏ.

Bà Hoàng Thị Huệ (ngụ khu phố Đồng An 2, phường Bình Hòa, thị xã Thuận An) bức xúc cho biết 1 năm trước, bà cũng từng bị rơi xuống công trình hồ sinh học khi đất bị sạt lở. “Hồ sâu từ 7-8 m, nếu tôi không bám được cái rễ bàng để tụt từ từ xuống đáy hồ, chắc bây giờ chẳng còn ở đây” - bà Huệ nói.

Vẫn chưa hết bàng hoàng, ông Phạm Văn Tuyên, tổ trưởng tổ 9G, khu phố Đồng An 2, cho biết khu vực lân cận công trình kênh Ba Bò gồm 2 tổ, có khoảng 250 cháu nhỏ độ tuổi từ 5 đến 8, nhiều cháu là con của những công nhân đến thuê trọ, người lớn đi làm suốt ngày, không có thời gian để mắt đến. “Sợi dây ni lông chỉ có tác dụng với người lớn chứ con nít làm sao hiểu được đấy là cảnh báo nguy hiểm. Ngược lại càng kích thích trí tò mò của chúng. Biển cảnh báo thì nhỏ xíu, phải đến gần hố mới thấy, đó là chưa nói đến trẻ dưới 6 tuổi chưa biết đọc...” - ông Tuyên nói.

Ông Lương Hữu Long, Trưởng ban MTTQ khu phố Đồng An 2, cho biết từ khi đơn vị thi công đến nay (4 năm), người dân đã liên tục phản ánh về sự mất an toàn của công trình, đề nghị đơn vị thi công làm rào chắn bằng lưới B40 hoặc có chòi canh và bảo vệ để cảnh báo, ngăn người ngoài vào công trình, nhưng không được đoái hoài.

Nhắc nhở, kiểm tra vẫn xảy ra tai nạn

Theo ông Phạm Hoài Anh, Chủ tịch UBND phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức - TPHCM, khu vực thi công dự án quá nguy hiểm, lòng hồ sâu hơn 6 m, vào dịp hè, nguy cơ trẻ em chơi đùa, ngã xuống hố gây tử vong rất cao. Ngày 29-5, phường Bình Chiểu đã có văn bản gửi chủ đầu tư là Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP (Trung tâm Chống ngập), đề nghị thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn cho người dân, nhất là khu vực hồ điều tiết, hồ sinh học và tuyến kênh chính; đồng thời tổ chức rào chắn, cử người thường xuyên cảnh báo. Sau khi xảy ra tai nạn ngày 30-5, lãnh đạo phường đã đề nghị chủ đầu tư dự án trước mắt phải tổ chức lực lượng chốt trực để cảnh báo và ứng cứu kịp thời. Về phía phường cũng tăng cường lực lượng bảo vệ dân phố tuần tra.

Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Văn Đông, Trưởng Ban Kinh tế Ngân sách HĐND TPHCM, cho biết ngày 29-5, Ban Kinh tế Ngân sách đến giám sát dự án đã cảnh báo chủ đầu tư, đơn vị thi công cũng như chính quyền địa phương về vấn đề an toàn thi công. “Hố sâu đầy nước nhưng chỉ mấy sợi dây ni lông buộc xung quanh mà gọi là cảnh báo thì không ai chấp nhận được.
Nguyên nhân cụ thể về vụ tai nạn và trách nhiệm của các bên hiện còn chờ cơ quan chức năng điều tra và phải được xử lý đúng người đúng tội. Nhưng trách nhiệm đầu tiên để xảy ra tai nạn thuộc về đơn vị thi công công trình và chủ đầu tư dự án” - ông Đông nhấn mạnh.
Trong khi đó, ông Võ Thanh Huy, Giám đốc Ban Quản lý dự án kênh Ba Bò, thuộc Trung tâm Chống ngập, cho biết khu vực 2 học sinh bị chết đuối thuộc dự án cải tạo kênh Ba Bò được UBND TP giao Trung tâm Chống ngập làm chủ đầu tư, Công ty Cổ phần Tàu Cuốc là đơn vị thi công, khởi công từ năm 2010. Từ ngày 8-5, đơn vị thi công tạm thời ngưng thi công do bị vướng mặt bằng.
Trước đó, trong quá trình thực hiện dự án, Trung tâm Chống ngập luôn nhắc nhở, kiểm tra và yêu cầu đơn vị thi công thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, lắp đặt 25 biển báo và 670 m dây dọc khu vực ngoài công trình để cảnh báo người dân. Sau khi sự cố xảy ra, ban quản lý dự án đã làm việc với đơn vị thi công để tìm ra nguyên nhân cụ thể, đồng thời đến động viên, hỗ trợ gia đình em Trịnh Minh Tấn 45 triệu đồng, em Lê Thành Đạt 50 triệu đồng để lo hậu sự. “Đây là việc đáng tiếc, sau khi lo hậu sự cho hai em Đạt và Tấn, các bên liên quan sẽ trực tiếp làm việc với gia đình để tìm hướng giải quyết” - ông Huy nói.

 Ngày 31-5, Đảng ủy, UBND phường Bình Chiểu đã đến viếng và hỗ trợ gia đình mỗi nạn nhân 3 triệu đồng, riêng trường hợp em Trịnh Minh Tấn có thể xem xét hỗ trợ thêm do hoàn cảnh khó khăn.

“Suýt chết” tại công trình

Ngày 1-5-2011, 3 thanh niên sống ở khu nhà trọ tại phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức đang ra sức khơi thông dòng chảy do nước từ mương dẫn tạm tràn vào khu nhà trọ thì bị nước cuốn trôi. May mắn là họ được người dân sống trong khu vực phát hiện và cứu kịp thời. Ngày 1-7-2010, tuyến đường tạm thi công cầu Tỉnh lộ 43 bị sạt lở, một phụ nữ rơi xuống kênh nhưng thoát chết nhờ người dân cứu.
T.Sương
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo