* Phóng viên: Chuyện nghề của Thủy được viết ra là cách mà đạo diễn của Hà Nội trong mắt ai, Chuyện tử tế muốn trải lòng về những trăn trở, suy tư của riêng ông cũng như cách nhìn của ông về thời đại ông đã sống với những chiêm nghiệm đau đớn.
NSND - đạo diễn Trần Văn Thủy. (Ảnh do nhân vật cung cấp)
* Tại sao ông lại chọn thời điểm này để cho ra mắt cuốn sách?
- Từ “danh lợi” là từ mà cụ Hoàng Xuân Hãn đã dùng. Tôi đã từng có cơ hội ngồi cùng với cụ tại Paris cả một tuần liền. Khi tôi hỏi tại sao cụ lại không viết sách bằng tiếng Pháp mà chỉ viết bằng tiếng Việt dù cụ sống trên đất Pháp, cụ trả lời: “Tôi không tìm danh lợi gì, người Pháp muốn hiểu Việt Nam, muốn biết chuyện của người Việt thì phải học tiếng Việt; còn nếu không học được thì đến đây tôi giảng cho mà nghe”. Cái chữ “danh lợi” của cụ giống với hoàn cảnh và câu chuyện của tôi. Nói ra thì có người sẽ cho tôi là đạo đức giả, thích danh lợi nhưng thực ra, trong tâm can của nhiều người Việt có lương tri thì người ta chỉ muốn đóng góp cho xứ sở đã sinh ra mình. Đã từ lâu rồi tôi chán mọi thứ phù phiếm ở trên đời. Tôi đã từng bị bầm dập, bị nghi oan nhưng tôi vẫn muốn cuộc đời này đẹp lên được nhiều hơn, con cháu an bình, thuận hòa thì tốt biết bao.
* Có lẽ những nỗi đau riêng của ông đã thuộc về quá khứ và nay chỉ còn nỗi đau cho những thân phận con người giống như trong các tác phẩm của ông?
- Mỗi khi bước chân đi nước ngoài, tôi lại nhớ đến những con người nghèo khổ ở vùng sâu, vùng xa, vắt mũi bỏ miệng, sống cuộc đời cơ cực. Tôi đã từng được dự nhiều buổi tiệc tùng ở Paris, New York với những nhân vật nổi tiếng. Tôi càng thương dân mình. Chuyện tử tế của tôi không có kịch bản, Chuyện nghề của Thủy cũng là một sự tình cờ mà thành. Cuốn Đi hết biển của tôi in ở Mỹ. Tôi thích sách của tôi được in ở Việt Nam cho đồng bào mình, anh em mình đọc.
* Vậy theo ông, tách chính trị ra khỏi nhân văn, thân phận con người là sai?
- Chính trị là một từ đẹp, mang tính hoàn mỹ cao và rất sâu sắc. Năm 2008, khi đưa phim Chuyện tử tế sang công chiếu tại Liên hoan Phim Vienna (Áo), đạo diễn nổi tiếng Mỹ John Galiato đã cho rằng bộ phim này hay và cực kỳ hấp dẫn, rất hợp thời dù nó đã ra đời hơn 20 năm trước. Ông ấy cho rằng: “Những bộ phim động chạm đến thân phận con người và làm thức tỉnh con người đều là những bộ phim mang tính chính trị”. Bộ phim Hà Nội trong mắt ai là những mảnh ghép lại, lời bình mang tính ẩn dụ nhưng vẫn gợi mở nhiều điều. Bộ phim trở thành cơn sốt là vì nó làm nên từ cuộc đời.
* Những bộ phim của ông gây tiếng vang từ thời đầu đổi mới cũng như ông từng chịu nhiều cay đắng và oan khuất để những đứa con tinh thần của ông được ra đời và được công chúng đón nhận. Ông có cho rằng sau 30 năm vẫn không có nhiều nhà làm phim làm những bộ phim có được cái nhìn và nhân văn như thời ông?
- Cái thời của tôi làm phim chẳng dễ dàng gì. Bản thân tôi cũng đã “lên bờ xuống ruộng” nhiều rồi. Có lúc, nhà tôi hết gạo ăn, mẹ tôi khóc lóc suốt ngày. Đó là những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước.
“Tôi khẳng định chúng ta không được bình đẳng về chức quyền, phẩm hàm nhưng được ông bà tổ tiên cho bình đẳng về lòng yêu nước”.
NSND Trần Văn Thủy |
Thấu hiểu nỗi đau con người: Không dễ! Quyển sách Chuyện nghề của Thủy (tác giả: Lê Thanh Dũng và Trần Văn Thủy, Phương Nam Books và NXB Hội Nhà Văn ấn hành vào tháng 5-2013) viết về những trải nghiệm, sóng gió trong nghề của đạo diễn phim tài liệu nổi tiếng - NSND Trần Văn Thủy sẽ được chính thức ra mắt bạn đọc trong những buổi giới thiệu sách xuyên Việt trong tháng 6 tới tại các thành phố lớn: Nha Trang, Đà Nẵng, Huế, Hà Nội và NSND Trần Văn Thủy đã viết: “Trải qua một thời gian dài, rất dài, chúng tôi mới chiêm nghiệm ra rằng: Để thấu hiểu nỗi đau của con người không phải là một việc dễ dàng gì...”.
Bìa cuốn sách Chuyện nghề của Thủy sắp phát hành |
Bình luận (0)