Ở đây chỉ bàn đến một trong những chính sách liên quan trực tiếp đến HĐLĐ là bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và bảo hiểm y tế (BHYT).
Làm thủ tục đóng BHXH cho người lao động. Ảnh: Trường Hoàng
Tình hình trên xuất phát từ điều 21 BLLĐ về "Giao kết HĐLĐ với nhiều người sử dụng lao động (NSDLĐ)". Điều luật này quy định, người lao động (NLĐ) có thể giao kết HĐLĐ với nhiều NSDLĐ. Trong trường hợp này, việc tham gia BHXH, BHTN, BHYT của NLĐ được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Nghị định 44/CP đã cụ thể hóa quy định này. Theo đó, khi NLĐ giao kết HĐLĐ với nhiều NSDLĐ thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHTN bắt buộc thì việc tham gia BHXH, BHTN thuộc trách nhiệm các bên trong bản hợp đồng đầu tiên. NSDLĐ của các hợp đồng còn lại phải chi trả cho NLĐ khoản tiền tương đương với mức đóng thuộc trách nhiệm của mình. Khi HĐLĐ đầu tiên chấm dứt hoặc thay đổi dẫn đến NLĐ không còn được tham gia BHXH, BHTN thì NSDLĐ của hợp đồng kế tiếp phải đóng cho NLĐ.
Về BHYT bắt buộc thì NSDLĐ của hợp đồng có mức tiền lương cao nhất phải đóng cho NLĐ. Đối với những bản hợp đồng còn lại, NLĐ được trả khoản này vào lương. Trong trường hợp có thay đổi dẫn đến hai bên trong bản HĐLĐ này không thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc, NSDLĐ của bản hợp đồng có tiền lương cao nhất trong các hợp đồng còn lại phải đóng BHYT cho NLĐ. Ngoài ra, nghị định còn quy định quy trình, thủ tục khi thay đổi việc đóng BHXH, BHTN, BHYT; cách giải quyết khi NLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…
"Thú thật, tôi đọc các quy định mà muốn… lên máu và xem hoài mà cũng không nhớ. Luật lệ gì mà rối nùi!" - ông Lê Thanh Nam - Giám đốc nhân sự Công ty Minh Việt, quận 12, TP HCM - than thở.
Khi tập huấn quy định này cho hơn 2.000 công nhân một doanh nghiệp ở quận Bình Tân, TP HCM, chúng tôi bị chất vấn: Nếu hợp đồng đầu tiên ký với doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động thì chẳng lẽ chỉ đóng BHXH mà không đóng BHTN? Tại sao phải đóng BHYT theo hợp đồng có mức lương cao nhất, trong khi đóng cao hay thấp thì cũng chỉ được hưởng chừng ấy quyền lợi? Tại sao không để NLĐ được lựa chọn nơi làm việc có mức lương cao để đóng BHXH, BHTN vì như vậy mới được hưởng quyền lợi cao? Ngoài ra, còn nhiều câu hỏi khác mà nhiều chuyên gia lao động cũng phải... bó tay!
Bình luận (0)