xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Công khai phiếu tín nhiệm từng chức danh

BẢO TRÂN ghi

Trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết từng chức danh lấy phiếu tín nhiệm sẽ được công bố theo trị số tuyệt đối: Tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp

* Phóng viên: Quốc hội (QH) sẽ lấy phiếu tín nhiệm 47 chức danh lãnh đạo chủ chốt vào ngày 10-6 tới. Xin ông cho biết quy trình lấy phiếu sẽ  được công khai đến đâu?

img

- Ông Nguyễn Hạnh Phúc: Việc này đương nhiên là được công khai rồi. Cụ thể, báo chí được tham gia ngay từ đầu, từ khâu đại biểu bỏ phiếu, rồi đến công bố kết quả phiếu theo từng chức danh. Theo quy trình,  sẽ công bố theo 3 mức độ tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp; công bố theo trị số tuyệt đối bao nhiêu phiếu mỗi loại, gồm: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. 

* TP Hà Nội vừa lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh chủ chốt, kết quả chưa có sự phân tích cán bộ rõ ràng và có ý kiến cho rằng “hòa cả làng”. Vậy lần lấy phiếu tín nhiệm của QH tới đây có khác không?

- Tôi không ngại việc cho rằng “hòa cả làng”. Vấn đề quan trọng, cái chính là đánh giá kết quả cho chính xác chứ không phải cứ ra kết quả nhiều người thấp mới là tốt. Đánh giá của đại biểu về người nào đó để thấy là hoàn thành nhiệm vụ hoặc ở khía cạnh, góc độ nào đó thì thấp hơn một chút thôi. Không hẳn là thông qua việc này cứ phải có ai đó (tín nhiệm) thấp hẳn.

* Báo cáo giám sát của QH đối với nhiều lĩnh vực cho thấy rất nhiều vấn đề đang tồn tại, thậm chí nhiều sai sót nhưng kết quả lấy phiếu đều tốt cả, e cử tri phàn nàn?

- Đó chỉ là một lĩnh vực thôi. Một bộ, ngành có rất nhiều lĩnh vực, trong đó dù có lĩnh vực chưa làm tốt nhưng không phải vì thế mà đánh giá người ta không hoàn thành nhiệm vụ. Một bộ, ngành nào đó có thể mảng này không tốt nhưng mảng kia tốt thì sao?

* Càng đến gần ngày lấy phiếu tín nhiệm, phát ngôn của những người trong danh sách càng dè dặt hơn, ông nghĩ sao?

 - Tôi cho rằng đó là quyền của mỗi người. Mỗi người đều có quyền hỏi hay trả lời. Nếu hỏi đúng thì người ta trả lời chứ không phải vì việc này việc kia.

* Tại sao không chất vấn trực tiếp tại QH rồi mới lấy phiếu tín nhiệm để đại biểu có thêm thông tin?

 - Về điều này, chúng tôi cũng đã bàn rồi và quy trình như hiện nay là để bảo đảm công bằng. Có thể khi 4 bộ trưởng trả lời chất vấn xong mới lấy phiếu thì sẽ có tác động khác với chưa trả lời chất vấn thì sao? Tốt nhất là cứ làm trước cho công bằng. Chúng tôi đang cố gắng hoàn thành công tác hậu cần như thiết kế mẫu phiếu, danh sách ban kiểm phiếu, các báo cáo. Đây là lần đầu tiên sau 69 năm, QH mới tiến hành nên chắc chắn quá trình làm sẽ phải rút kinh nghiệm. Tôi tin đến lần sau sẽ tốt hơn.

Phân nhóm các chức danh được lấy phiếu

Ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết lá phiếu gửi đại biểu sẽ phân nhóm các chức danh được lấy phiếu. Ví dụ, nhóm lãnh đạo cấp cao (Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng), nhóm các bộ trưởng, nhóm các chủ nhiệm ủy ban của Quốc hội để các đại biểu thuận lợi trong việc đánh giá.

Theo lịch trình, việc lấy phiếu sẽ diễn ra chiều 10-6, sau khi chốt danh sách những người được lấy phiếu. Sáng 11-6, kết quả kiểm phiếu và nghị quyết xác nhận kết quả này được thông qua.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo