Tổng thống Mỹ Barack Obama đối mặt với sức ép đang tăng trong và ngoài nước về chương trình theo dõi internet, điện thoại trong lúc Washington nỗ lực khống chế thiệt hại từ vụ rò rỉ.
“Kẻ phản bội”
Theo báo The Guardian (Anh), các quan chức châu Âu đã yêu cầu Mỹ có câu trả lời tức thì về chương trình PRISM nói trên. Họ cũng lên án hành vi thu thập thông tin số của công dân châu lục này của PRISM là “trái phép, không thể chấp nhận được và vi phạm nghiêm trọng các quyền cơ bản”.
Bộ Tư pháp Mỹ đã mở cuộc điều tra hình sự về vụ rò rỉ theo yêu cầu của Cơ quan An ninh quốc gia. Trong khi đó, các quan chức Mỹ cho đến giờ vẫn chưa cho biết liệu Washington có kế hoạch tìm kiếm việc dẫn độ Snowden về Mỹ hay không. Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết thỏa thuận dẫn độ giữa nước này và Hồng Kông, được ký năm 1996, vẫn có hiệu lực và đã được Washington sử dụng nhiều lần trong những năm qua.
Hành tung bí ẩn
Riêng ông Julian Assange, nhà sáng lập trang WikiLeaks, khuyên Snowden xin tị nạn chính trị ở Mỹ Latin. Ông Assange nói trên đài CNN: “Mỹ Latin đã cho thấy trong 10 năm qua rằng họ bảo vệ nhân quyền, họ có truyền thống cho tị nạn chính trị”. Ông Assange hiện đang lánh nạn trong Đại sứ quán Ecuador ở London - Anh nhằm tránh bị dẫn độ sang Thụy Điển.
Kể từ khi công khai danh tính với tờ Guardian hôm 9-6, Snowden ngay lập tức đã trở thành người hùng trong mắt những người ủng hộ sự minh bạch và chủ nghĩa tự do khắp thế giới. Theo đài BBC, hơn 30.000 người ký vào một kiến nghị trực tuyến thúc giục Tổng thống Barack Obama ân xá cho Snowden ngay cả khi anh ta chưa bị buộc tội. Ngoài ra, đã xuất hiện nỗ lực quyên tiền để giúp trang trải chi phí pháp lý cho Snowden trong trường hợp xấu nhất.
Sẽ có thêm nhiều "tiết lộ quan trọng" Nhà báo Glenn Greenwald của tờ The Guardian, người đã phanh phui chương trình theo dõi PRISM của chính phủ Mỹ dựa trên thông tin từ Edward Snowden, hôm 11-6 tuyên bố sẽ có thêm nhiều “tiết lộ quan trọng” về nước Mỹ được công khai trong thời gian tới. Ông Greenwald nói trong cuộc phỏng vấn trên đài CNN hôm 10-6: “Có nhiều chương trình do thám xâm phạm tự do cá nhân do Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) tiến hành thường xuyên mà công chúng không hay biết”. Nhà báo Anh cũng cả quyết những bài viết dựa trên tài liệu của Snowden không hề đe dọa an ninh quốc gia mà chỉ “soi rọi ánh sáng vào cơ quan tối mật trên”. Theo ông, sự tiết lộ của Snowden chỉ có hại cho “những kẻ có quyền lực muốn che giấu hành động sai trái của họ”. Trao đổi với hãng tin AP, cây bút bình luận này cho biết vẫn đang đắn đo về thời điểm công bố các tiết lộ mới, có thể là nhiều tuần hoặc nhiều tháng tới.
Mỹ Nhung |
56% người Mỹ chấp nhận chương trình PRISM Một cuộc thăm dò mới công bố hôm 10-6 của báo The Washington Post và Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy 56% người Mỹ chấp nhận chương trình theo dõi điện thoại, internet của chính phủ trong nỗ lực phát hiện âm mưu khủng bố. Tỉ lệ người phản đối chương trình PRISM này là 41%. Trong khi đó, 62% người Mỹ nhận định việc chính phủ điều tra các mối đe dọa khủng bố là quan trọng hơn nỗi lo về sự xâm phạm riêng tư, trong khi 34% người coi trọng sự riêng tư hơn những cuộc điều tra như thế. Ngoài ra, khoảng 45% người được hỏi cho rằng chính phủ nên tăng cường theo dõi và giám sát hoạt động trên mạng của mọi người nếu điều này giúp ngăn chặn một vụ khủng bố tương tự vụ 11-9-2001. Tuy nhiên, vẫn có đến 52% người phản đối ý tưởng này. |
Bình luận (0)