xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hạn chế thiệt hại từ giao dịch dân sự

THẾ KHA

Hàng loạt quy định liên quan trực tiếp tới cuộc sống hằng ngày của người dân trong Bộ Luật Dân sự 2005 không được điều chỉnh kịp thời đã và đang gây ra nhiều phiền toái, rủi ro pháp lý cho các bên tham gia

Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Bộ Luật Dân sự 2005 đã được tổ chức ngày 22-6 tại Hà Nội.

Rắc rối tài sản riêng - chung

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng cho biết hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ Luật Dân sự 2005 còn nhiều “tầng lớp”, “cấp độ” khác nhau, gây chồng chéo trong thực hiện. Việc công nhận, thực hiện quyền dân sự về nhân thân, tài sản, sở hữu và giao dịch còn nhiều bất cập, như: Hệ thống đăng ký sở hữu, quyền sử dụng đất; đăng ký giao dịch và công chứng giao dịch chưa thực sự liên thông, làm giảm tính công khai, minh bạch và có thể tạo ra nhiều rủi ro pháp lý trong thực tiễn.

Đơn cử trường hợp quy định về tài sản chung của hộ gia đình, bao gồm tài sản do các thành viên đóng góp theo thỏa thuận, tài sản cùng nhau tạo lập nên trong quá trình cùng lao động, kinh doanh... Hiện chưa có quy định cụ thể về phân tách giữa tài sản của các thành viên (tài sản cá nhân của một thành viên, tài sản chung của vợ chồng, tài sản chung của cha mẹ và con…) với tài sản chung của hộ gia đình nên khi xác lập, thực hiện các giao dịch thường bị đánh đồng tài sản của các thành viên là tài sản hộ gia đình và ngược lại.

img
Với lãi suất thị trường, hệ thống ngân hàng có nhiều cơ hội huy động vốn tốt hơn. Ảnh: TẤN THẠNH

Bất cập nói trên đã tác động không nhỏ đến việc thực hiện các quyền sở hữu của hộ gia đình và thành viên. Từ đây phát sinh nhiều vướng mắc về xác định giao dịch liên quan đến tài sản phải có sự đồng ý của các thành viên hộ gia đình; thành viên có quyền định đoạt trong thực hiện giao dịch.

Họ phải chịu nhiều ràng buộc không phải về mặt pháp lý mà từ các chủ thể là đối tác của giao dịch. Để bảo đảm an toàn trong giao dịch, trong thế chấp vay vốn tại các tổ chức tín dụng, các tổ chức tín dụng thường yêu cầu tất cả thành viên của hộ gia đình ký, kể cả trong trường hợp tài sản thế chấp là tài sản riêng của một thành viên. Đối với các giao dịch thông thường thì thành viên hộ gia đình khi xác lập, thực hiện giao dịch thường nhân danh mình, ít khi nhân danh hộ gia đình và đối tác trong giao dịch cũng thường xác định giao dịch đó là giao dịch cá nhân của thành viên hộ gia đình…

Ngoài ra, những quy định liên quan đến di chúc - thừa kế, chuyển quyền sử dụng đất, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng… cũng đang bộc lộ nhiều bất cập khiến nảy sinh tranh chấp phức tạp.

Lãi suất cho vay cứng nhắc

Theo ông Dương Đăng Huệ, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế của Bộ Tư pháp, Bộ Luật Dân sự 2005 quy định các nội dung cơ bản trong hợp đồng cần phải có hoặc quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của hai bên trong hợp đồng một cách cứng nhắc. Trong khi đó, những vấn đề này hoàn toàn do các bên thỏa thuận được để phù hợp với mục đích, bối cảnh, khả năng thực hiện hợp đồng của họ.

Điển hình nhất là về lãi suất trong hợp đồng cho vay. Điều 476 quy định “lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng” là cứng nhắc, bất hợp lý, không thực tế, không phản ánh đúng quy luật cung - cầu của thị trường.

Trong lĩnh vực ngân hàng, lãi suất cơ bản được Ngân hàng Nhà nước ấn định phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Trong khi đó, tổ chức tín dụng ấn định lãi suất cho vay căn cứ vào lãi suất huy động. Theo đó, khi các tổ chức tín dụng phải huy động vốn với lãi suất cao thì bắt buộc cũng phải ấn định lãi suất cho vay tương ứng.

Trong những năm qua, nhiều trường hợp tổ chức tín dụng phải ấn định lãi suất vượt quá 150% lãi suất cơ bản cho phù hợp với lãi suất huy động. Như vậy, dù có sự thỏa thuận giữa khách hàng và tổ chức tín dụng, khả năng hợp đồng tín dụng bị tòa án tuyên vô hiệu là rất lớn, tạo căn cứ pháp lý nếu khách hàng của tổ chức tín dụng không thiện chí, không muốn trả lãi sau thời gian đã sử dụng vốn vay, gây rủi ro hoạt động và thiệt hại cho các tổ chức tín dụng. Ngược lại, với lãi suất thị trường, hệ thống ngân hàng có nhiều cơ hội huy động vốn tốt hơn, tạo ra nguồn lực bền vững để đáp ứng các nhu cầu tín dụng đa dạng cho doanh nghiệp với các mức lãi suất cạnh tranh.

Ngoài ra, các quy định về cách xác định mức lãi suất phạt quá hạn, tính tiền lãi được quy định trong Bộ Luật Dân sự 2005 cũng rất khó thực hiện, cần phải sửa đổi cho phù hợp hơn.

Nhiều quy định không phù hợp

Chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng Bộ Luật Dân sự 2005 đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Nhiều quy định có nội dung không phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới, chưa theo kịp thực tiễn cuộc sống, lạc hậu so với quy định của pháp luật chuyên ngành. Việc công nhận, thực hiện quyền dân sự về nhân thân, tài sản của công dân còn nhiều bất cập, có thể gây ra nhiều rủi ro pháp lý.

Phó Thủ tướng yêu cầu trong lần sửa đổi này, Bộ Luật Dân sự phải thực sự trở thành nền tảng pháp lý của hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ có chủ thể bình đẳng, tự thỏa thuận, tự định đoạt và tự chịu trách nhiệm; phải trở thành bộ luật của nền kinh tế thị trường, tạo được cú hích đáng kể của các chủ thể tham gia các hoạt động giao lưu dân sự; huy động mạnh mẽ nguồn lực đầu tư cho sản xuất, kinh doanh và hạn chế tới mức thấp nhất sự can thiệp hành chính của nhà nước vào giao lưu dân sự.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo