xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tai nạn giao thông giảm mới lạ!

Phạm Hồ

(NLĐO) - Cấp bằng lái xe hời hợt, kiểm tra xử lý “có vấn đề”, tài xế chạy ẩu, đường xá xuống cấp… thì không mong gì tai nạn giao thông sẽ giảm

6 tháng, 5.000 người chết! Con số kinh hoàng về tai nạn giao thông (TNGT) này khiến ai cũng phải rùng mình. Đằng sau con số này là bao nhiêu gia đình tan nát, hàng ngàn đứa trẻ mất đi chỗ dựa, xã hội phải gánh những hậu quả rất nặng nề. Thế nhưng, bao nhiêu năm qua, dù rất nhiều chương trình cấp quốc gia được đưa ra, các ban ngành hô hào đưa ra biện pháp ngăn chặn nhưng tỉ lệ TNGT vẫn không giảm.

"Đắp mền hô khẩu hiệu"

Nhiều bạn đọc hình dung như trên về cách làm hiện nay của các cơ quan, ban ngành đối với vấn đề kéo giảm tỉ lệ TNGT.

Đầu tiên là vấn đề thi bằng lái, bạn đọc Trần Thanh Lâm cho rằng: “Chỉ thi cho có bởi tỉ lệ thi đậu đến gần 100%. Khi tôi thi bằng lái xe 2 bánh thì trước ngày thi được các cơ sở tổ chức “ôn luyện” kỹ càng, câu nào trả lời ở mục nào. Chạy xe thực tế thì đồ hình khá đơn giản, chạy với tốc độ 5km/giờ thì ít ai bị lỗi, nếu có bị lỗi thì cũng dễ du di, cho qua…”. Nhiều bạn đọc nói thẳng nhiều nơi chẳng cần thi, chỉ cần biết “lo lót” đúng chỗ thì cũng có được bằng. Những người có bằng lái kiểu này mà chạy xe ra đường thì chẳng biết chuyện gì có thể xảy ra.
 
img
Một vụ tai nạn giao thông tại TP HCM. Ảnh: Phạm Dũng 

Thực trạng hiện nay là các tuyến xe khách đường dài đều tranh thủ thời gian để rước khách dọc đường nên các tài xế cứ đua nhau trên đường, xem thường tính mạng hành khách. Bạn đọc Thanh Tư kể: “Tôi đi xe khách 15 chỗ từ Quy Nhơn đến Quảng Nam mà rùng mình trên cả chuyến đi. Ngồi sau tài xế nên tôi nhìn thấy đồng hồ đo tốc độ của xe lúc nào cũng trên 90 km/giờ. Đã vậy các xe cùng tuyến này đua nhau chạy trước để rước khách vãng lai. Nhiều đoạn tài xế cho xe chạy lề bên trái cả vài cây số”.

Còn các loại xe chở hàng đường dài Nam - Bắc thì để tiết kiệm chi phí thì thường chỉ thuê một tài xế và một học việc chạy suốt ngày đêm. Không ai có đủ sức lực, sự minh mẫn để có thể lái xe suốt như thế nên việc xảy ra tai nạn là chuyện tất yếu.

Thẳng thắn, bạn đọc lấy tên Tư Café chỉ rõ: “Khi thi thì mua bằng, khi lái xe thì người ta nộp giấy tờ có kẹp tiền; khi gây tai nạn thì chạy tội... những tình trạng này góp phần tai nạn giao thông ngày càng tăng. Bao giờ dẹp bỏ được tình trạng mua-bán bằng lái xe, tiêu diệt được tình trạng mãi lộ, xét xử những kẻ gây TNGT đúng người, đúng tội thì mới mong giảm TNGT”.

Đừng đổ thừa cho lực lượng mỏng

Nói về tốc độ xe hiện nay, bạn đọc Tiêu Diêu kể: “Tôi vừa du lịch Phan Thiết về, thấy nhiều đoạn đường khi có công an bắn tốc độ thì tài xế chạy chậm và nghiêm chỉnh nhưng sau khi qua khỏi những đoạn đường đó họ liền tăng tốc độ để "bù” cho khoảng thời gian đã mất. Khoan đề cập vấn đề hối lộ, kiểm soát tốc độ kiểu đó cũng như không. Rõ ràng trong công tác kiểm soát giao thông của chúng ta cần phải được thay đổi".

Nhiều bạn đọc bức xúc trước tình trạng nhiều cung đường CSGT dày đặc nhưng rất nhiều xe khách, xe tải vẫn vô tư chạy quá tốc độ. Cách lý giải duy nhất là việc kiểm tra, xử lý những xe này là lực lượng chức năng “có vấn đề”. Bạn đọc tên Hoàng cho biết: “Mỗi khi đi xe khách, thấy rằng hầu hết các anh công an làm nhiệm vụ rất vui vẻ và thông thoáng dù xe chạy rất nhanh. Nhiều tài xế nói thẳng là mất bao nhiêu tiền khi bị dừng xe kiểm tra. “Ai cũng hiểu chỉ vài người không hiểu”.
img
Kiểm tra độ cồn của người điều khiển phương tiện giao thông tại TP HCM

Trước ý kiến của Đại tá Trần Sơn Hà, Phó Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt (C67) Bộ Công an về việc khó xử lý những CSGT để “lọt” xe quá tải, quá tốc độ gây tai nạn là do lực lượng mỏng, nhiều bạn đọc cho rằng đây là cách né tránh trách nhiệm. Những con đường huyết mạch của nước ta không nhiều, nếu CSGT làm nghiêm túc thì chẳng tài xế nào dám vi phạm. Điều đáng lo là ở nhiều nơi, CSGT “bắt tay” với chủ xe để hai bên cùng có lợi và tất nhiên sinh mạnh của người đi đường không hề được đảm bảo.
Gắn hộp đen để đối phó CSGT

“Có một thực tế là khi một xe đưa đi kiểm định hộp đen xong thì sau đó chủ xe có thể tháo hộp đen này ra lắp vào xe khác để tiếp tục kiểm định. Chỉ có kiểm tra mang tính đột xuất, xử lý thật nghiêm thì tình trạng gắn hộp đen để đối phó với CSGT mới giảm” – bạn đọc Đinh Thắng

 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo