* Phóng viên: Gần đây, một số doanh nghiệp (DN) đã kiện hoặc yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước bồi thường thiệt hại như vụ 40 chủ hàng ở TP HCM yêu cầu Công an tỉnh Hải Dương bồi thường hơn 2 tấn bạch tuộc, vụ Công ty TNHH Mạnh Cầm kiện QLTT Hà Nội…, ông nhìn nhận thế nào về động thái này của các DN?
* Động thái này có phải bắt nguồn từ việc nhiều DN bị cơ quan quản lý nhà nước nhũng nhiễu, o ép quá đáng?
- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các vụ kiện như vừa qua. Nguyên nhân có thể do cán bộ cơ quan nhà nước yếu kém trong năng lực, không nắm bắt được quy định dẫn đến thực thi sai gây thiệt hại cho DN. Cũng không loại bỏ có thể do cán bộ mặc dù nắm rõ quy định nhưng lại cố tình gây nhũng nhiễu nhằm làm khó DN để phục vụ động cơ cá nhân. Nếu cơ quan nhà nước nhiều lần lặp lại sai phạm nhằm làm khó khiến DN bị dồn vào chân tường thì tất nhiên họ phải tìm mọi cách để bảo vệ mình.
Hiện chưa thể kết luận nguyên nhân nhưng có thể khẳng định việc DN kiện cơ quan nhà nước là do nhiều DN bị làm khó, bị dồn vào thế yếu…
Sản phẩm sữa của Công ty TNHH Mạnh Cầm hư hỏng sau khi bị cơ quan QLTT thu giữ. Ảnh: PHƯƠNG NHUNG
* Một trong những nguyên nhân dẫn tới những vụ kiện như vừa xảy ra là do cơ quan nhà nước không thực thi đúng quy định gây thiệt hại cho DN. Ông đánh giá thế nào về năng lực chuyên môn của cán bộ cơ quan quản lý nhà nước hiện nay?
- Hai vụ kiện vừa xảy ra đều liên quan đến vấn đề bảo quản hàng hóa thu giữ không theo đúng yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm. Chưa bàn đến quyết định thu giữ đúng hay sai nhưng việc bảo quản hàng hóa sau thu giữ không đúng quy định đã thể hiện lối làm việc hết sức tùy tiện của cơ quan ra quyết định. Qua những vụ này, cơ quan nhà nước phải rút kinh nghiệm trong việc hoàn thiện cơ sở vật chất, kỹ thuật; việc lên phương án xử lý đối với các loại hàng hóa bị thu giữ…
* Việc Công an tỉnh Hải Dương ứng 650 triệu đồng bồi thường thiệt hại vật chất cho các hộ kinh doanh bạch tuộc ở TP HCM liệu có phải là tín hiệu tốt khi DN dám lên tiếng bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho mình?
- Mặc dầu mức bồi thường này chưa bù được thiệt hại cho DN và phải chờ đến Bộ Công an chỉ đạo, Công an tỉnh Hải Dương mới có động thái bồi thường nhưng nhìn chung, đây là hành động rất đáng hoan nghênh. Cách hành xử như vậy đã phần nào thể hiện sự tiến bộ trong việc cải thiện quan hệ giữa DN với cơ quan nhà nước. Làm sao để trong nền kinh tế thị trường, cơ quan nhà nước không phải là "ông tướng" ngồi trên DN, mà phải thực thi đúng pháp luật, hỗ trợ DN trong hoạt động kinh doanh.
Cơ sở để cải thiện PCI Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Phó Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho rằng hiện đã có Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra. Theo đó, cơ quan nào ra quyết định gây thiệt hại cho DN thì phải có trách nhiệm bồi thường, sau đó sẽ yêu cầu cụ thể cá nhân sai phạm bồi hoàn lại. Mặc dù đi vào cuộc sống còn chậm và hiệu quả chưa cao, số vụ được bồi thường chưa đáng là bao so với thực tế nhưng luật này ít nhiều đã thể hiện động thái tích cực, giúp cơ quan quản lý nhà nước làm việc có hiệu quả hơn. Nếu tiếp tục duy trì những bước tiến đáng ghi nhận này, chắc chắn chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) sẽ được cải thiện. |
Bình luận (0)