xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chủ động phòng vệ

THANH NHÂN

Song song với sự chủ động của các doanh nghiệp trong sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, rất cần sự tham gia hỗ trợ từ các cơ quan nhà nước

Theo các chuyên gia kinh tế, trong điều kiện suy thoái kinh tế chung, các biện pháp phòng vệ thương mại được xem là “phao cứu sinh” để bảo hộ doanh nghiệp (DN), nền sản xuất trong nước. Hơn lúc nào hết, DN Việt Nam cần biết cách sử dụng các công cụ này một cách hiệu quả.

img
Trên thị trường hiện nay tràn ngập các sản phẩm inox được sản xuất từ thép không gỉ cán nguội nhập khẩu, một trong những loại nguyên liệu đang bị doanh nghiệp trong nước kiện bán phá giá. Ảnh: HỒNG THÚY

Yếu và thiếu

Thạc sĩ Luật Thương mại quốc tế Nguyễn Văn Hải phân tích: Lâu nay, các DN Việt Nam ít sử dụng công cụ phòng vệ thương mại là hoàn toàn dễ hiểu. Thứ nhất, so với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á được xem là tích cực trong việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại thì Việt Nam mới gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ năm 2007, do đó áp lực dỡ bỏ hàng rào thuế quan chỉ mới thực sự bắt đầu. Trong khi đó các nước như Thái Lan, Indonesia hay Malaysia đã là thành viên của WTO kể từ khi tổ chức này được thành lập. Thứ hai, khung pháp lý về phòng vệ thương mại của Việt Nam bắt đầu được ban hành từ năm 2002 (Pháp lệnh về tự vệ đối với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam) trong khi các nước dẫn đầu về sử dụng phòng vệ thương mại như Mỹ và khối EU ban hành khung pháp lý về vấn đề này từ năm 1916 và năm 1920. Malaysia cũng ban hành khung pháp lý điều chỉnh vấn đề này từ năm 1993...

Theo luật gia Vũ Xuân Tiền, Ủy viên BCH Hội Luật gia Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Tư vấn VFAM, mặc dù đã mở cửa hội nhập nhiều năm nhưng không chỉ các DN mà cả cơ quan quản lý nhà nước vẫn còn xa lạ với việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại. Về chủ quan, phần lớn các DN Việt Nam đang rất yếu về quản trị DN, đặc biệt là quản trị rủi ro đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh. Việc nghiên cứu, nắm chắc các văn bản liên quan đến hợp tác quốc tế nói chung, chống bán phá giá nói riêng, có thể là “bất khả thi”. Về phía cơ quan quản lý, chúng ta chưa hình thành được một nhà nước dịch vụ, tức là nhà nước cung cấp cho người dân và cộng đồng DN những dịch vụ hoàn hảo. Do đó, việc tiếp thu những quy định trong hợp tác quốc tế và hướng dẫn cho các DN chưa trở thành nhiệm vụ bắt buộc của công chức, viên chức nhà nước.

Cần sự hỗ trợ của nhà nước

Theo quy định hiện hành, muốn đi kiện, phải tập hợp đủ các nhà sản xuất đại diện cho ít nhất 25% tổng sản lượng sản xuất trong nước đối với sản phẩm đó. Nếu lợi ích trong ngành chia rẽ hoặc mâu thuẫn thì không thể làm được điều này. Ngoài ra, chi phí, thời gian để theo đuổi vụ kiện thường khá lớn.

Bà Nguyễn Thị Thùy Dung - Ban Thư ký Hội đồng tư vấn về phòng vệ thương mại, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - cho rằng để các DN có thể khởi kiện được thì ngoài việc nâng cao khả năng nhận thức, hiểu biết về pháp luật nội địa và những quy định về phòng vệ thương mại trong WTO, cần có sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước như Tổng cục Thống kê, cơ quan hải quan. Đây là những cơ quan có thể giúp DN có thông tin và chuẩn bị bằng chứng phục vụ cho hồ sơ kiện và quá trình theo kiện. Tại một số quốc gia, chính phủ đưa ra cơ chế rõ ràng trong việc tiếp cận các thông tin công khai về lượng nhập khẩu và giá nhập khẩu hay thay đổi thị phần trong nước... phục vụ cho quá trình tiến hành điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ.

Nhiều luật sư lưu ý: Ở các nước phát triển, các hiệp hội đóng vai trò chủ yếu trong phòng vệ thương mại. Các hiệp hội có thể thay mặt hội viên khởi kiện về hành vi bán phá giá. Chẳng hạn, các vụ kiện về bán phá giá đối với cá tra, cá basa của Việt Nam tại Mỹ đều do Hiệp hội Cá da trơn của Mỹ khởi kiện lên Bộ Thương Mại (DOC). Ở nước ta, vai trò của các hiệp hội trong việc giúp các DN hội viên về phòng vệ thương mại còn rất hạn chế...

Theo luật sư Lê Thành Kính, Trưởng Văn phòng Luật sư Lê Nguyễn, một trong những hạn chế khác của Việt Nam là có rất ít luật sư có thể tham gia giúp DN trong các vụ kiện liên quan đến phòng vệ thương mại hoặc luật sư chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này nên không được DN tin tưởng.

Nên sớm có luật chống bán phá giá

Theo luật gia Vũ Xuân Tiền, khung pháp lý về chống bán phá giá còn đơn giản. Quan trọng hơn là Pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH11 và Nghị định số 90/2005/NĐ-CP được ban hành trước khi Việt Nam gia nhập WTO. Do đó, đã đến lúc cần tổng kết việc thực hiện pháp lệnh này và nâng lên thành Luật chống bán phá giá nhằm tạo hành lang pháp lý cao hơn để bảo vệ DN nội địa thông qua phòng vệ thương mại phù hợp với cam kết trong WTO.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo