xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khốn đốn cảnh lao động chui

Bài và ảnh: HẢI VŨ

Tốn 6.000-7.000 USD để sang Angola làm việc chui, nhiều lao động nghèo ở Nghệ An đã bị cướp bóc, ngược đãi, thậm chí không còn mạng sống để trở về

Trở về từ Angola đã hơn một tháng nhưng nỗi kinh hoàng về những ngày làm việc chui tại nước này vẫn còn ám ảnh anh Hoàng Trọng Tuệ (SN 1973, xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An). Bị cướp bóc, quỵt lương, làm việc khổ sai… là những gì anh Tuệ đã trải qua tại Angola.

Không biết chết khi nào!

Anh Tuệ cho biết: “Tháng 1-2012, tôi và một số người ở cùng xã đóng cho “cò” lao động gần 7.000 USD/người để sang Angola làm việc. Sang đến TP Luanda, chúng tôi được một số người Việt Nam đón và đưa đi làm việc tại các công trình xây dựng”.

Công việc vất vả, phải sống chui nhủi trong các lán trại ở các công trình, nhiều người còn thường xuyên bị cướp bóc, số khác bị bệnh sốt rét hành hạ. Quá sợ hãi cuộc sống ở đây, cuối tháng 5-2013, anh Tuệ vay tiền bạn bè mua vé máy bay về nước.

“Rất nhiều lao động sang Angola làm việc bị chủ quỵt lương. Có người làm việc suốt cả năm trời như anh Nguyễn Văn Hướng (trú phường Hưng Dũng, TP Vinh) nhưng chủ không trả đồng nào, giờ muốn về cũng không được vì không có tiền mua vé máy bay” - anh Tuệ cho biết.

img
Gia đình khóc thương anh Phan Văn Sơn (ngụ xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An),
người đã bỏ mạng tại Angola khi làm việc chui ở đây vào tháng 4-2013

Theo thông tin từ cộng đồng người Việt Nam tại Angola, chỉ trong vòng 2 tháng (từ tháng 5 đến 7-2013), ở khu vực Benfica - Luanda đã xảy ra 6 vụ cướp nhằm vào lao động Việt Nam, làm bị thương nhiều người. Gần đây nhất là vào ngày 22-6, bọn cướp gồm 4 tên mang theo dao, súng vào nhà đâm trọng thương một lao động tên Thu, cướp tiền và điện thoại, máy tính.

Anh Dương Thế Hải (trú tại phường Đông Vinh, TP Vinh), hiện làm việc tại Luanda, cho biết: “Tuần nào cũng xảy ra cướp. Ở bên này sợ lắm, không biết chết khi nào. Tôi đang nhờ người nhà gửi tiền qua để về nước trong tháng tới”. Theo anh Tuệ, đêm đang ngủ, lao động Việt Nam bị bọn cướp xông vào lán dùng dao, súng khống chế, đánh đập lấy hết tiền, điện thoại. Hàng chục người như các anh Đức, Hùng, Trí… đều bị cướp tấn công.

Không chỉ vậy, những lao động làm việc chui ở Angola nên thường xuyên bị cảnh sát “làm luật”. Anh Hồ Viết Xuyên (SN 1979, ngụ xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên) nhớ lại: “Tháng 8-2012, tôi sang Angola làm nghề thợ xây, sống chui lủi ở các công trường. Đến ngày 22-3-2013, tôi bị cảnh sát bắt giam 3 tháng, phạt 2.500 USD rồi mới cho về nước”. Theo anh Xuyên, rất nhiều lao động Việt Nam bị cảnh sát bắt, mỗi lần phải nộp 500-1.200 USD mới được thả. Nhiều người làm không đủ tiền để đóng phạt cho cảnh sát. 

Ôm nợ về nước

Vài tháng nay, nhiều lao động làm việc chui tại Angola là người Nghệ An đã đồng loạt về nước. Tất cả họ đều lâm vào cảnh nợ nần chồng chất.

Anh Hoàng Văn Minh (ngụ xã Hưng Đông, TP Vinh) cho biết: “Ở nhà khổ quá, tôi vay mượn được 150 triệu đồng đóng cho “cò” đưa đi làm việc ở Angola. Lúc đi, họ hứa sẽ có việc làm ổn định, lương 800-1.000 USD/tháng. Thế nhưng, sang bên đó làm việc khổ cực mà chủ không trả lương, cố gắng được 8 tháng thì tôi phải vay tiền mua vé máy bay về nước. Cùng chuyến bay về với tôi còn 5 lao động khác quê ở huyện Diễn Châu. Họ mới sang được 1 tháng nhưng không có việc làm”. Hoàn cảnh của anh Minh rất khó khăn, hai vợ chồng hằng ngày phải đi bán bánh tráng để trả lãi cho số tiền đã vay để đi Angola làm việc.

Không chỉ chìm trong nợ nần, nhiều người khi trở về từ Angola còn bị căn bệnh sốt rét hành hạ. Anh Trần Đức (ngụ xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên) ngao ngán: “Mới sang Angola không có việc làm nên gia đình tôi phải gửi 1.250 USD để mua vé máy bay về nước. Tôi vừa mang nợ vừa mang cả căn bệnh sốt rét từ bên đó về đây”.

Ông Phạm Văn Bính, Phó trưởng Công an xã Hưng Tây, xác nhận: “Hưng Tây có rất nhiều người đi làm việc ở Angola. Từ tháng 4-2013, do không có việc làm nên rất nhiều người đã chấp nhận mất tiền để về nước. Người lao động đi làm chui không thông qua xã nên chúng tôi chỉ biết là có nhiều người sang Angola, còn số lượng bao nhiêu thì không nắm rõ”.

4 tháng, 12 người chết

Ở Nghệ An và Hà Tĩnh hiện có hàng chục ngàn người đang làm việc bất hợp pháp ở Angola. Từ đầu tháng 3-2013 đến nay, đã có 12 người lao động quê Nghệ An và Hà Tĩnh chết ở Angola do bệnh tật, tai nạn… Mới đây nhất là trường hợp anh Bùi Văn Tuấn (SN 1993, ngụ xã Quỳnh Thạch, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) bị bệnh sốt rét, tử vong ở Angola vào đêm 11-6. Trước đó, vào các ngày 4 và 7-6, anh Chu Sĩ Hạnh (trú xã Diễn Hạnh, huyện Diễn Châu) và anh Nguyễn Văn Dũng (trú xã Kỳ Tiến, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) cũng đã thiệt mạng khi đang làm việc.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo