xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bỏ mặc giá sữa!

Phương Nhung - Tô Hà

Người tiêu dùng đang phải đối mặt với giá sữa tăng, trong khi cơ quan chức năng vẫn đang bỏ ngỏ công tác quản lý mặt hàng này

Hãng Dutch Lady vừa thông báo đến các nhà phân phối về việc tăng 6.000 đồng/thùng sữa. Theo đó, thùng sữa 40 hộp dung tích 180 ml/hộp giá 291.000 đồng tăng lên 297.000 đồng/thùng, sữa loại 110 ml/hộp từ 191.000 đồng tăng lên 197.000 đồng/thùng...

Viện đủ lý do

Số liệu từ Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính cho thấy trong 6 tháng đầu năm nay, đã có 5 doanh nghiệp sữa gửi thông báo tăng giá từ 2% đến 16% cho cơ quan này. Cụ thể, trong tháng 1, Công ty TNHH Mead Johnson Nutrition Việt Nam tăng giá 3 mặt hàng từ 15% đến 16%, Công ty TNHH Phân phối Tiên Tiến (phân phối sản phẩm của Mead Johnson Nutrition Việt Nam) tăng giá 3 mặt hàng 9%-10%.
 
img
Người tiêu dùng đối mặt giá sữa tăng. Ảnh: Phương Nhung

Trong tháng 2, thêm 2 doanh nghiệp tăng giá sữa là Công ty TNHH Dinh Dưỡng 3A Việt Nam - tăng 31 mặt hàng từ 2% đến 9,5% và Công ty TNHH Friesland Campina - tăng thêm 9% một số mặt hàng. Tháng 5, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam tăng giá 3 mặt hàng với mức 8% từ ngày 10-5...

Theo thông báo của các doanh nghiệp, lý do tăng giá sữa là vì các chi phí như bán hàng, quản lý doanh nghiệp, tiền lương... tăng.

Ngoài sữa nhập khẩu chính ngạch, các sản phẩm "xách tay" trên thị trường cũng có hiện tượng tăng giá với nhiều lý do như giá đầu vào tăng hoặc đại lý làm giá… Tuy nhiên, theo chị Phan Thị Ngọc, người chuyên mua bán sữa "xách tay" nhãn hiệu Nan (Nestlé) ở Hà Nội, giá sữa nhập về từ đầu năm đến nay có xu hướng giảm. Nếu như sát Tết Quý Tỵ, giá nhập sỉ mỗi hộp sữa Nan 800 g là 580.000 đồng thì đến khoảng tháng 3, tháng 4 vừa rồi đã giảm còn 550.000 đồng và hiện chỉ ở mức 540.000 đồng.

Chị Ngọc cho biết giá bán sữa "xách tay" ngoài thị trường rất khó kiểm soát bởi hầu hết đại lý, cửa hàng bán hàng qua mạng nên họ có thể tăng giá vô tội vạ. "Do người Việt chuộng hàng ngoại nên các cửa hàng lợi dụng để đẩy giá bán lẻ lên với giải thích là giá cao do hàng ngoại tốt" - chị Ngọc phân tích.

Hiện nay, giá bán sữa Pediasure BA của hãng Abbott cũng trong tình trạng "mỗi nơi một phách". Với hộp 900 g, hệ thống cửa hàng Bibomart (Hà Nội) bán lẻ với 555.000 đồng nhưng ở nhiều đại lý và các cửa hàng trên mạng khác thì có thể cao hơn từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng/hộp.

Chị Nguyễn Ngọc Ánh (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết giá mỗi hộp sữa Icreo của Nhật Bản trước đây chị thường mua là 670.000 đồng nhưng vừa qua đã tăng lên 680.000 đồng. Trong khi giá sữa nhập từ Pháp không tăng nhưng từ Mỹ lại tăng nhẹ.

Doanh nghiệp lách luật

Để quản lý sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ dưới 6 tuổi, trước mắt, Bộ Tài chính đưa sữa vào danh mục kê khai giá. Trong quá trình thực hiện, nếu thấy cần thiết, Bộ Y tế sẽ chủ trì phối hợp với các bộ, ngành chức năng kiến nghị Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung mặt hàng này vào danh mục bình ổn giá. Tuy nhiên, trên thị trường, hầu hết các mặt hàng không ghi là sữa mà chỉ là thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng. Các chuyên gia nhận định đây là chiêu lách luật của doanh nghiệp sữa và đã được áp dụng khá phổ biến từ đầu năm nay khiến cơ quan quản lý giá gặp nhiều khó khăn.

Theo đánh giá của ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, việc kê khai giá sữa chỉ là giám sát theo kiểu hành chính vì không thể nào kiểm soát được giá bán của các tiểu thương. "Suốt cả chục năm qua, việc quản lý giá sữa vẫn chẳng ra sao, các văn bản chỉ đạo đều theo kiểu "lỗ hà ra lỗ hổng", tạo điều kiện cho doanh nghiệp lợi dụng tăng giá, trốn kê khai giá và cũng chưa hề thấy cơ quan quản lý phạt những doanh nghiệp tăng giá bất hợp lý" - ông Phú bức xúc.

"Giá sữa đang bị bỏ mặc, cơ quan quản lý lại không quan tâm đến việc người dân đang phải mua sữa với giá bao nhiêu, cứ để mặc cho mặt hàng này qua nhiều khâu trung gian, không quản lý được giá" - ông Phú nhận định.
 

Quá phụ thuộc vào nước ngoài

Bộ Tài chính dự báo giá sữa sẽ tiếp tục đứng ở mức cao trong thời gian tới. Dù giá nguyên liệu sữa tháng 6 trên thị trường thế giới giảm so với tháng 5 nhưng tính chung 6 tháng đầu năm 2013, giá sữa tăng so với cuối năm 2012.

Trong khi đó, thị trường sữa Việt Nam đang phụ thuộc quá lớn vào hàng nhập khẩu. Hiện sữa sản xuất từ nguyên liệu trong nước mới chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo