xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thay mới bằng cách nào?

MINH NGA - KIM KHÁNH

Sự chậm chạp, thiếu quyết tâm của các cơ quan chức năng từ hàng chục năm qua khiến việc quy hoạch và làm mới tượng đài ở TP HCM bị trì trệ

Việc quy hoạch tổng thể tượng đài trên địa bàn TP HCM là một trong những vấn đề quan trọng, được lãnh đạo thành phố quan tâm trong nhiều năm qua. Từ năm 2009, TP HCM đã triển khai có lộ trình chương trình nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống tượng và tượng đài trên địa bàn đến năm 2025. Nhiều cuộc hội thảo cũng được tổ chức, trong đó nhiều lần đặt ra vấn đề thay mới những tượng đài xây dựng trước năm 1975 đang có nguy cơ ngã đổ. Nhưng mọi việc vẫn chưa đi đến đâu.

Làm phức tạp hóa vấn đề

Đối với những tượng đài xây dựng trước năm 1975 hiện đang xuống cấp, nhiều ý kiến đưa ra trong các cuộc hội thảo là phải di dời đến một nơi mới có vị trí và cảnh quan thích hợp hoặc xây lại theo hướng nâng cao chất lượng mỹ thuật, chọn lựa chất liệu bền vững theo thời gian... Từng có những đề xuất cụ thể như: Tượng đài Trần Hưng Đạo thì cần xây mới, đúc đồng thay cho xi măng cốt thép; tượng đài Thánh Gióng cũng thay mới hình thức để thể hiện được hình tượng sức trẻ, anh hùng của Thánh Gióng cùng ngựa sắt phun lửa theo truyền thuyết...
 
img
Tượng đài Phù Đổng Thiên Vương trở nên nhỏ bé, không phù hợp với không gian
đô thị hiện đại và trình độ thẩm mỹ của người thời nay. Ảnh: Tấn Thạnh

Tuy nhiên, theo các cơ quan chức năng, việc thực hiện còn nhiều khó khăn. Ông Lê Tôn Thanh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) TP HCM, cho rằng: "Việc quy hoạch tượng đài phải hết sức thận trọng, cân nhắc và xem xét kỹ. Cần phải có sự tính toán, định hướng đúng đắn theo quy hoạch phát triển chung của TP". Theo đó, những tượng đài cũ đã hư, mục nát nên thay thế chứ không thể trùng tu, sửa chữa. Nhưng việc tìm ra chất liệu bền vững hay vị trí phù hợp thì vẫn chưa làm được. Ông Thanh phân tích: "Có thể ngành mỹ thuật cho vị trí vòng xoay là thích hợp nhưng bên ngành giao thông lại không đồng ý vì sợ gây tai nạn. Rất nhiều trường hợp mà khi đưa ra ý kiến đều không thống nhất giữa các bên".

Hơn nữa, với người dân TP HCM, tượng đài mang một giá trị văn hóa riêng, khi đập đi xây mới, rất nhiều người cho là không nên, họ vẫn quen nhìn và thích những tượng đài cũ đã có từ lâu hơn. Bà Nguyễn Thế Thanh, nguyên phó giám đốc Sở VH-TT-DL TP, cho biết trước đây khi đề xuất kế hoạch thay mới, nhiều người cho đó là việc làm ảnh hưởng tới yếu tố chính trị, nếu đập bỏ mà không xây mới lại ngay thì chẳng khác nào hạ bệ tượng thần.

Luôn ở thế bị động

Bà Nguyễn Thế Thanh còn cho biết: "Hơn 10 năm trước, Sở Văn hóa - Thông tin, Sở Quy hoạch Kiến trúc và Sở Giao thông Vận tải TP HCM đã từng có đề án quy hoạch lại tượng đài trên địa bàn khá chi tiết, trình UBND TP HCM. Tuy nhiên, nhiều lần trình lên trình xuống, đề án này chưa được chấp thuận. Cho đến năm 2008, việc quy hoạch vẫn chưa hoàn thành".

Kiến trúc sư Khương Văn Mười, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TP HCM, cũng cho biết: "UBND TP HCM đã có chủ trương từ lâu và công việc triển khai, đánh giá quy hoạch hệ thống tượng đài của thành phố cũng đã kéo dài mười mấy năm nay vì nhiều lý do, hơn nữa, đây là một công việc phức tạp, đòi hỏi đánh giá của nhiều bên. Vừa qua, Liên hiệp Các hội Văn học Nghệ thuật TP đã lập phương án xử lý tổng thể hệ thống tượng đài ở TP HCM và đang trình UBND TP xem xét".

Theo ông Mười, đối với tượng trước năm 1975, phải có một công ty vật liệu xây dựng thẩm định hiện trạng, khi thay mới thì các tượng mới cũng cần được các kiến trúc sư đánh giá về tỉ lệ kiến trúc của tượng đặt trong không gian sao cho phù hợp với không gian kiến trúc xung quanh vì thời điểm tượng được đắp, đa số nhà trong thành phố chỉ cao 2-3 tầng nhưng hiện nay đã có những tòa nhà 20 tầng".

Trong khi đó, theo nhà điêu khắc Nguyễn Thành Thi (Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM), từ năm 1995, ông đã được giao nhiệm vụ khảo sát, điều tra thực trạng các tượng đài và cũng đã báo cáo hiện trạng hệ thống tượng, tượng đài thành phố đến năm 2010. Hằng năm, UBND TP đều có chỉ đạo Sở VH-TT-DL phối hợp với các sở, ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ chương trình nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống tượng và tượng đài trên địa bàn đến năm 2025. Vậy mà nhiều năm qua, công việc quy hoạch hệ thống tượng, tượng đài của chúng ta vẫn rất chậm chạp, cứ cân nhắc đi cân nhắc lại và luôn ở thế bị động.

Về ý kiến xây mới có ảnh hưởng hay không đến tâm linh, chính trị, bà Nguyễn Thế Thanh cho rằng đó là lý do không chính đáng để việc quy hoạch và thực hiện chậm trễ. Bởi lẽ, một khi đã quyết định làm thì phải nhanh tay chọn chất liệu, mẫu thiết kế. TP HCM hiện nay không thiếu những họa sĩ tài giỏi để có thể nhanh chóng thiết kế một tượng đài đẹp. Chất liệu đồng và đá là hoàn toàn yên tâm về độ bền vững nhất hiện nay. Khi đã hoàn thành tượng mới, chỉ cần một đêm hạ tượng cũ, thay thế tượng mới là quá dễ dàng. Nói chung, vấn đề là chúng ta chưa có một quy hoạch cụ thể cũng như việc định hướng phát triển tượng đài thế nào cho phù hợp với tình hình thực tế.
 

Nên thay tượng mới đẹp hơn

Theo họa sĩ Uyên Huy, Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP HCM: "Dựng tượng để nhớ ơn các bậc tiền nhân là đúng đắn, vì vậy chúng ta không nên bỏ tượng cũ mà chỉ nên thay bằng những tượng mới đẹp hơn nhưng vẫn cùng đề tài". Điêu khắc gia Phan Gia Hương, Phó Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, đồng tình: "Nếu đúc tượng mới thì ngôn ngữ nghệ thuật có thể thay đổi nhưng tên và vị trí của các tượng trong thành phố thì vẫn giữ. Tất nhiên điều này cũng tùy thuộc quy hoạch của TP trong tương lai".

Điêu khắc gia Bùi Hải Sơn, Trưởng ngành điêu khắc Hội Mỹ thuật
TP HCM nói: "Về mặt chất liệu, vì các tượng được đắp bằng bê-tông nên rất khó duy tu khi đã qua 40 năm, do đó rất cần phải thay mới. Đối với tượng đài, phải có các cuộc thi sáng tác tuyển chọn. Về mặt đề tài vẫn có thể giữ nhân vật cũ nhưng thay đổi về mặt ngôn ngữ thể hiện sao cho tương xứng với sự phát triển của TP".

Còn theo điêu khắc gia Phan Gia Hương, nếu không tổ chức thi sáng tác thì UBND TP có thể liên hệ ngành điêu khắc Hội Mỹ thuật TP HCM để tổ chức cho các điêu khắc gia có tay nghề chuyên môn cao cùng tham gia, có thể theo phương thức đặt hàng thẳng cho từng cá nhân hoặc nhóm điêu khắc gia, mỗi cá nhân hoặc nhóm phụ trách một hoặc một cụm tượng. Về chất liệu, có thể dùng chất liệu cổ điển như đồng hoặc đá hoặc chất liệu hiện đại như inox hàn, dùng chất liệu nào còn phụ thuộc kết cấu của khối tượng mới sao cho phù hợp.

Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng nên di chuyển những tượng đài không còn phù hợp về chất lượng và kích thước về một khuôn viên nào đó để bảo tồn, giữ gìn giá trị lịch sử và phục vụ công tác nghiên cứu về điêu khắc.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo