xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kinh tế đang tốt lên

Thế Dũng

Trong 7 tháng đầu năm 2013, tình hình kinh tế - xã hội có những chuyển biến rõ rệt và đạt nhiều kết quả tích cực, đúng hướng

Ngày 30-7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7-2013, diễn ra trong hai ngày (30 và 31-7), bàn về kinh tế - xã hội và xây dựng luật pháp.

Không để phát sinh nợ xấu

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết trong 7 tháng qua, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục có những chuyển biến rõ rệt và đạt nhiều kết quả tích cực, đúng hướng.

Theo đó, lạm phát được kiềm chế, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển. Sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục có những chuyển biến đáng kể, tuy còn nhiều khó khăn. Sản xuất nông nghiệp tương đối ổn định. Hoạt động phát triển doanh nghiệp bước đầu đã có cải thiện. Lãi suất giảm cùng nhiều biện pháp miễn giảm, giãn thuế đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh; tăng trưởng tín dụng có những chuyển biến tích cực.
 
img
Theo nhận định của Chính phủ, nền kinh tế đang chuyển biến tích cực, có cơ sở đạt chỉ tiêu đề ra. Ảnh: Nhật Bắc

Bên cạnh đó, xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng cao hơn kế hoạch đề ra; hoạt động nhập khẩu, nhất là nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ đầu tư và sản xuất kinh doanh được cải thiện đáng kể; tỷ lệ nhập siêu thấp. Giải ngân vốn ODA và FDI thực hiện đạt khá. Các chính sách về an sinh và phúc lợi xã hội tiếp tục được bảo đảm.

Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, trong đó nổi lên là lạm phát tuy được kiềm chế nhưng vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ cao trở lại trong những tháng cuối năm; lãi suất tuy giảm nhưng khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp còn thấp; dư nợ tín dụng tăng chậm; tiến độ thu ngân sách nhà nước đạt thấp so với kế hoạch và thấp hơn cùng kỳ các năm trước; hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn.

Liên quan đến hoạt động của ngành xây dựng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết thời gian qua, việc xử lý hàng tồn kho vật liệu xây dựng đạt được nhiều kết quả, nhất là giảm tồn kho xi măng; hoạt động giao dịch các căn hộ chung cư phân khúc diện tích nhỏ tăng mạnh; nhiều dự án nhà ở thương mại đã chuyển sang nhà ở xã hội... Bộ Xây dựng đang tích cực phối hợp cùng các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là Hà Nội và
TP HCM, trong chỉ đạo thực hiện các dự án chuyển đổi cũng như phối hợp với Ngân hàng Nhà nước giải ngân hiệu quả gói tín dụng 30.000 tỉ đồng.

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Cao Đức Phát, vấn đề lớn nhất của nông nghiệp hiện nay vẫn là thị trường, đầu ra sản phẩm. Do đó, Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao cùng các bộ, ngành liên quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ NN-PTNT tháo gỡ khó khăn, mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp và lợi ích của nông dân. Bên cạnh đó, Chính phủ cần cho phép kéo dài thời gian mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo đến ngày 15-8 vì hiện nay, ở một số địa phương thuộc ĐBSCL, nông dân vẫn đang thu hoạch lúa hè thu.

Về tình hình sản xuất công nghiệp, hoạt động xuất khẩu, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết bộ này sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư; củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là đối với những mặt hàng xuất khẩu được coi là thế mạnh của Việt Nam như gạo, thủy sản, cà phê...

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhìn nhận nền kinh tế - xã hội trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2013 chuyển biến tích cực, toàn diện, đúng hướng và có cơ sở phấn đấu đạt chỉ tiêu đặt ra. Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng nhiều lĩnh vực tăng trưởng chậm như công nghiệp so với cùng kỳ năm 2012 còn thấp; nông nghiệp, kinh tế vĩ mô vẫn chưa vững chắc, phải nỗ lực mới đạt được mục tiêu thu ngân sách (hiện hụt thu 40.000 tỉ đồng). "Quyết tâm giữ chỉ tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 6,8%, GDP đạt 5,5%. Tăng trưởng không phải bằng bất cứ giá nào mà phải đi kèm với chất lượng và không để phát sinh nợ xấu" - Thủ tướng nhấn mạnh.

Cân nhắc điều chỉnh giá điện

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ là kiềm chế lạm phát, kiểm soát giá. "Giá than đã tăng lên thì giá điện sẽ ra sao? Hiện hộ nghèo tiêu thụ 20% tổng sản lượng điện thì nhà nước có chính sách hỗ trợ, 80% còn lại mua điện đúng giá thị trường nhưng phải công khai, minh bạch giá thành" - Thủ tướng yêu cầu.

Tại cuộc họp báo chiều cùng ngày, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết giá điện cũng như nhiều mặt hàng thiết yếu khác phải tiến tới theo cơ chế thị trường để không làm méo mó sự tăng trưởng của rất nhiều ngành đi sau đó như than... Theo ông Vũ Đức Đam, giá điện thấp nên doanh nghiệp không chịu đầu tư đổi mới công nghệ… Vì vậy, sự điều chỉnh giá điện là cần thiết nhưng kèm với đó, nhà nước phải hỗ trợ cho người tiêu dùng có thu nhập thấp, nhất là người nghèo. Về phương án tăng giá điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam phải có lộ trình và tuyên truyền để giải thích cho người dân hiểu rõ. "Tăng giá điện cũng như tăng lương, nhiều khi lương chưa đến tay người dân thì bát phở bán đầu phố đã lên giá" - ông Đam lo ngại.

Tập trung cổ phần hóa

Về tái cơ cấu nền kinh tế mà cụ thể là tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, các thành viên Chính phủ đã báo cáo kế hoạch cổ phần các doanh nghiệp trực thuộc.

Bộ NN-PTNT cho biết đối với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và Tổng Công ty Lương thực Miền Nam, về cơ bản, nhà nước giữ vốn ở công ty mẹ, còn cổ phần hóa công ty con. Bộ NN-PTNN chủ trương cổ phần hóa hết 14 tổng công ty và từ nay đến hết năm, cổ phần hóa hết các nông - lâm trường.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho biết bộ này quyết tâm cổ phần hóa Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (VNA) trong năm 2013 và 11 tổng công ty xây dựng trực thuộc bộ. Ông Thăng đề nghị Chính phủ duyệt khoản lỗ của Jetstar Pacific Airlines vì nếu không sẽ rất khó cổ phần hóa VNA.

Về nội dung này, Thủ tướng lưu ý tiến trình cổ phần hóa cần tiến hành đấu giá để có giá tốt nhất. "Về tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty, tôi rất quan tâm đến Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) vì thời gian chuẩn bị đã dài, nếu có khó khăn gì bộ chủ quản phải báo cáo" - Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhắc nhở việc tái cơ cấu 9 ngân hàng thương mại yếu kém để không gây khó khăn cho nền kinh tế.
 

Sớm kết luận vụ vắc-xin

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẩn trương thực hiện 2 nhiệm vụ trọng tâm là rà soát, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc quy trình về tiêm chủng; phối hợp với cơ quan chức năng điều tra, sớm công bố nguyên nhân tử vong của trẻ sơ sinh do tiêm chủng vừa qua và quá tải bệnh viện.

Tại cuộc họp báo Chính phủ, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết ngay sau sự việc xảy ra, Bộ Y tế đã khẩn trương điều tra nguyên nhân. "Con người là quý giá nhất nên trước mắt, cần có biện pháp không để tái diễn tình trạng trên. Song hành với nó là xử lý trách nhiệm của cán bộ liên quan khi có kết luận chính thức" - ông Đam nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo