Trong đó, Nga nêu rõ những mối đe dọa chủ yếu đối với Moscow trong việc sử dụng các công nghệ internet: 1) nhằm mục đích chính trị - quân sự, thực hiện những hoạt động thù địch và hành động gây hấn; 2) nhằm mục đích khủng bố; 3) xâm nhập thông tin máy tính, tạo ra và phổ biến các chương trình độc hại; 4) can thiệp vào công việc nội bộ nhà nước, phá vỡ trật tự xã hội, khơi dậy sự thù địch và truyền bá tư tưởng kích động bạo lực.
Nga dự định hợp tác cùng với các đồng minh thuộc Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và BRICS để đối phó với các mối đe dọa đó. Với sự giúp đỡ của họ, Moscow mong muốn hiện thức hóa một loạt sáng kiến then chốt của mình, như: áp dụng Công ước Liên Hiệp Quốc về bảo đảm an ninh thông tin quốc tế, thực hiện các quy tắc hành xử trên không gian mạng đã được quốc tế công nhận, quốc tế hóa hệ thống điều hành internet và xác lập chế độ pháp lý quốc tế không phổ biến vũ khí thông tin. Tuy nhiên, các nước phương Tây phản đối và cho rằng các sáng kiến của Nga hướng đến việc tăng cường kiểm soát internet.
Văn kiện trên được đặt tên là “Cơ sở chính sách của nhà nước Nga trong lĩnh vực an ninh thông tin quốc tế giai đoạn đến năm 2020”. Báo Kommersant nhận định văn kiện này là lời đáp trả “Chiến lược quốc tế về các hành động trên không gian mạng” đã được Mỹ thông qua năm 2011. Trong đó, Mỹ đã so sánh thao tác của các trò tiêu khiển trên máy tính với các hành động quân sự truyền thống và tự cho mình quyền phản ứng bằng mọi phương tiện, kể cả sử dụng vũ khí hạt nhân.
Như thế, câu trả lời của Nga xem ra hòa hoãn hơn. Theo văn kiện trên, Moscow có ý định đối phó với các mối đe dọa trên mạng không phải bằng các phương cách gieo rắc nỗi kinh hoàng mà củng cố sự hợp tác quốc tế.
Bình luận (0)